“Kho báu” bị lãng quên!

Kỳ I: Tiềm năng cây thuốc và tri thức y học bản địa

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/7/2014 | 2:44:14 PM

YBĐT - Cùng với tiềm năng về cây thuốc, tiềm năng về tri thức y học bản địa (YHBĐ) là lĩnh vực luôn song hành với nhau, bởi YHBĐ là yếu tố đặc biệt quan trọng để nhận biết về các loại CTBĐ; tri thức YHBĐ chính là yếu tố cốt lõi để biết sử dụng các CTBĐ tạo thành các bài thuốc quý và cách chữa trị cho con người.

Bà mế Đinh Thị Đô ở xã Phù Nham (Văn Chấn) là người biết tới vài trăm cây thuốc.
Bà mế Đinh Thị Đô ở xã Phù Nham (Văn Chấn) là người biết tới vài trăm cây thuốc.

 Trong cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, nghĩa là “Thuốc nam hiệu nghiệm như thần” của đại danh y Tuệ Tĩnh có liệt kê tới trên năm trăm loại thảo dược với 3.932 phương thuốc chủ trị cho 184 loại bệnh. Các điều tra, nghiên cứu chuyên môn cũng xác định Yên Bái là tỉnh có hệ thực vật rất phong phú và trong đó có nhiều loại cây thuốc bản địa (CTBĐ) quý. Tuy nhiên, “kho báu” này đang bị lãng quên vì rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng; lớp trẻ đang không còn mặn mà theo đuổi, duy trì nghề thuốc nam; Nhà nước chưa có chính sách phù hợp bảo tồn, phát triển, khai thác CTBĐ phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.

Theo kết quả nghiên cứu thực tế của các cơ quan chuyên môn, Yên Bái là vùng đất có rất nhiều loài CTBĐ. Bởi vì, nơi đây chủ yếu địa hình đồi núi và nằm ở vị trí tiếp giáp giữa trung du với miền núi phía bắc nên nhiều loại CTBĐ phân bố ở vùng trung du cũng có mặt ở Yên Bái; đồng thời, nằm ở giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc nên Yên Bái còn là nơi hội tụ những CTBĐ sinh sống giữa hai vùng khí hậu này.

Đặc biệt, dải Hoàng Liên Sơn nối liền với vùng Vân Nam (Trung Quốc) được coi là “vương quốc” dược liệu của người Trung Hoa thì dãy Hoàng Liên thuộc Yên Bái cũng có đặc điểm nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau như nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới là kiểu khí hậu khá tương đồng với địa danh trên. Vì thế, khu hệ thực vật ở đây rất phong phú và các nhà chuyên môn cũng đã tìm thấy ở dải Hoàng Liên thuộc đất Yên Bái có nhiều thảo dược quý như: sa nhân, thảo quả, tỏa dương, lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa, giảo cổ lam, đảng sâm, hoài sơn, ba kích, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, thiên niên kiện, ngũ gia bì, cốt toái bổ, thổ phục linh, kê huyết đằng, câu đằng, tục đoạn.

Đặc biệt, khi đi tìm hiểu thực địa, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Duy Thuần - một trong những chuyên gia hàng đầu về cây dược liệu ở Việt Nam, hiện là Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã thấy ở chợ xã Tú Lệ (Văn Chấn), bà con dân tộc bày bán một loại cây mà giá trị dược liệu của nó chỉ đứng sau sâm Ngọc Linh. Vì vậy, ông Thuần đã đề nghị một số đồng nghiệp ở Yên Bái nên tiến hành điều tra xem loại cây này mọc ở vùng nào tại Yên Bái.

Nhiều loại cây thuốc có thể phát triển đại trà như: sơn tra, ý dĩ, câu tích, lá khôi, kim tiền thảo, bách bộ, nhân trần… cũng là những cây thuốc được xác định là CTBĐ có mọc tự nhiên ở đất đồi núi Yên Bái, hiện được khai thác và sử dụng rất phổ biến trên thị trường đang đặt ra yêu cầu cần phải bảo tồn, phát triển. Ngoài ra, rất nhiều CTBĐ khác do đồng bào các dân tộc miền núi tự thu hái, sử dụng theo kinh nghiệm của từng cộng đồng, tộc người mà các cơ quan chuyên môn chưa có được điều tra, khảo sát và nghiên cứu đầy đủ, trong đó còn có nhiều cây thuốc mà người dân sử dụng để chữa rất hiệu nghiệm nhiều loại bệnh ở vật nuôi…

Bảo vệ tốt rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh là điều kiện tiên quyết trong bảo tồn các loài cây thuốc  bản địa.

Cùng với tiềm năng về cây thuốc, tiềm năng về tri thức y học bản địa (YHBĐ) là lĩnh vực luôn song hành với nhau, bởi YHBĐ là yếu tố đặc biệt quan trọng để nhận biết về các loại CTBĐ; tri thức YHBĐ chính là yếu tố cốt lõi để biết sử dụng các CTBĐ tạo thành các bài thuốc quý và cách chữa trị cho con người.

Nói về tiềm năng này, ông Trương Văn Hướng - Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái kiêm Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Yên Bái cho biết: “Đây là một tiềm năng rất to lớn ở Yên Bái vì toàn tỉnh hiện có khoảng trên 1 nghìn hội viên Hội Đông y. Ngoài ra, số lượng người biết cây thuốc và các bài thuốc dân gian rất lớn mà chưa thống kê hết. Các dân tộc ở Yên Bái có nhiều người biết về thuốc nam nhất như người Mường, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu”.

Điểm đặc biệt nhất trong tiềm năng tri thức YHBĐ là trong cùng một loại cây nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc gọi bằng một tên riêng; cùng một thứ  bệnh nhưng mỗi dân tộc, cộng đồng hay khu vực lại chữa bằng những loại cây thuốc khác nhau hoặc là cùng một loại cây thuốc chữa cùng một bệnh nhưng cách chữa lại khác nhau…

Tiếp xúc với những những ông lang, bà mế ở các vùng miền như bà Đinh Thị Đô là người Mường ở xã Phù Nham (Văn Chấn), ông Hoàng Ngọc Trung-người Tày ở xã Tân Hương (Yên Bình), bà Đặng Thị Thanh - người Xa Phó ở xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) hay hàng loạt bà mế người Dao dọc tuyến Đông hồ Thác Bà từ huyện Yên Bình lên huyện Lục Yên… khiến chúng tôi rất ngạc nhiên là mỗi ông lang, bà mế đều biết đến hàng trăm loại cây thuốc ở trên rừng.

Hoặc hỏi các bà mế người Dao là mạnh về chữa trị bệnh gì thì hầu như các mế đều cho biết nhiều thế mạnh của riêng mình như chữa rắn độc cắn, chữa xơ gan cổ chướng, chữa suy thận, suy tim, gút, thấp khớp, dọa sảy thai, bệnh ngoài da… nhưng điểm chung nhất là các mế đều nói mạnh về chữa vô sinh. Nhiều mế còn đưa ra dẫn chứng bằng hình ảnh, thư cảm ơn của người hiếm muộn khắp trong Nam ngoài Bắc đã sinh con khi dùng thuốc của mình.

Có trường hợp khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, đó là một bà mế Mường (xin được giấu tên) ở xã Phù Nham (Văn Chấn) đã chữa cho một trường hợp nhiễm HIV giai đoạn cuối nay đã khỏe mạnh và lao động bình thường. Bệnh nhân là chị Lò Thị Piềng ở thôn Bản Xẻ, xã Sơn Lương (Văn Chấn). Chị Piềng cũng như người anh trai hiện đang là Chủ tịch hội Nông dân xã xác nhận rằng, bệnh của chị đã hết sức trầm trọng khi chị từ trên bốn chục cân giảm xuống còn khoảng ba chục cân và lở loét toàn thân. Riêng phần đầu lở rụng hết tóc và mù một mắt. Trong lúc nằm chờ chết, anh trai chị Piềng được một người quen giới thiệu đến lấy thuốc của bà mế Mường nọ.

Có bệnh thì phải “vái tứ phương” nên gia đình đã tìm đến lấy thuốc. Thuốc của bà mế Mường kia vừa uống, xông vừa bôi vết loét trong khoảng gần hai tháng thì vết lở loét khỏi dần và chị Piềng mọc tóc lại, khỏe ra rồi ngừng thuốc rồi chuyển sang dùng thuốc theo chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Bà mế Mường kia cũng khiêm tốn nói rằng, mình không đủ cơ sở để khẳng định chữa được HIV nhưng có thể bài thuốc của mình đã giúp người bệnh tăng kháng thể để khỏe lên. Hiệu nghiệm bài thuốc chữa cho người nhiễm HIV của bà mế Mường này như thế nào chắc chắn phụ thuộc vào sự kiểm định của ngành chức năng nhưng đây là một ví dụ về những tiềm năng tri thức YHBĐ để khoa học có một sự tiếp cận, khám phá và khai thác nguồn CTBĐ cũng như tri thức YHBĐ.

Ngày nay, khi kinh tế - xã hội phát triển, con người lại bắt đầu hướng mạnh vào việc chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền thông qua sử dụng các loại thực phẩm chức năng; điều trị bằng tắm, xông hơi bằng cây thuốc, ăn thức ăn chế biến với dược liệu… Đây là cách chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được gọi là “khôn ngoan” vì giá rẻ, hiệu nghiệm, tiện lợi và không lo bị tác dụng phụ khi điều trị.

Thực tế cũng đã cho thấy có nhiều người bệnh đã điều trị qua nhiều cơ sở y tế và các loại thuốc Tây không khỏi nhưng sau khi dùng thuốc nam thì lại hết bệnh. Yên Bái còn có một công ty dược đứng trong hàng mạnh nhất toàn quốc và nằm trong số không nhiều các tỉnh có bệnh viện y học cổ truyền. Vì vậy, đây cũng được các nhà chuyên môn coi như một tiềm năng rất quan trọng hiện tại cũng như tương lai nếu ta có một chủ trương, chính sách phù hợp trong phát triển, khai thác tiềm năng CTBĐ và tri thức YHBĐ.

 Hoàng Nhâm
Kỳ II: Cần một chính sách phát triển

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục