Đưa văn hóa dân gian vào du lịch cộng đồng

Kỳ I: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2014 | 3:21:10 PM

YBĐT - Yên Bái là tỉnh Tây Bắc có đông các dân tộc nhất cùng chung sống, trong đó có 13 dân tộc số dân từ 5 nghìn người trở lên. Điều đó đồng nghĩa, đây là tỉnh đa dạng về văn hóa tộc người. Đặc thù này là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Du khách nơi đô thị thích mặc trang phục và trải nghiệm cuộc sống cùng đồng bào bản địa. (Ảnh: Một du khách trong trang phục của đồng bào Thái).
Du khách nơi đô thị thích mặc trang phục và trải nghiệm cuộc sống cùng đồng bào bản địa. (Ảnh: Một du khách trong trang phục của đồng bào Thái).

Không phải bỗng dưng người nước ngoài hay người ở đô thị lại ham mê DLCĐ. Đặc biệt, nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam tại sao họ không chọn đi du lịch bằng tàu hỏa, ô tô trên tuyến đi nhanh nhất cho vừa nhanh, rẻ, tiện lợi mà lại chọn đi bằng xe đạp, xe máy, đi ô tô trên những tuyến đường vòng vèo, hiểm trở? Đơn giản, đó là vì người dân ở các đô thị hay người ở các nước phát triển đã quá quen với các loại phương tiện đó và cuộc sống đủ đầy những thứ hiện đại nhất, thậm chí họ cảm thấy quá ngột ngạt với sự ồn ào của môi trường công nghiệp. Do đó, cách đi du lịch để hòa mình vào sự thanh bình của thiên nhiên núi rừng, sông suối, được tìm hiểu sự mới lạ trong từng tộc người về văn hóa, mối quan hệ cộng đồng, cách thức tổ chức cuộc sống thường nhật là sự lựa chọn...

Tiếp xúc với nhiều đoàn khách DLCĐ ở vùng Mường Lò và vùng Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải cho thấy, cả khách trong và ngoài nước đều rất hài lòng khi đến những làng bản của đồng bào dân tộc để ngắm cảnh, trải nghiệm sản xuất cùng đồng bào dân tộc, ăn những món ăn truyền thống địa phương, ngủ nhà sàn, nghe hát, xem múa dân gian… Tất cả những điều mà họ tìm kiếm phần lớn hàm chứa sắc thái văn hóa dân gian (VHDG) của các tộc người.

Tuy nhiên, điều họ trải nghiệm, tìm kiếm được còn ít trong khi tiềm năng của ta lại quá lớn. Chẳng hạn, có trường hợp du khách nhìn thấy treo trên vách nhà sàn những chiếc  khèn bè, đàn tính và muốn nghe âm thanh của những loại nhạc cụ này nhưng không có người sử dụng. Muốn tìm hiểu về phong tục, tập quán thì đôi khi không có người am hiểu để giải thích. Muốn ăn các món ăn dân tộc, trải nghiệm nấu ăn thì gia đình không có nhân lực phục vụ.

Hoặc khi đi vào các làng bản của đồng bào Thái, Mường ở vùng Mường Lò, du khách trông thấy khung cửi vẫn đang giăng mắc sợi dệt và họ muốn xem cách dệt, trải nghiệm dệt vải thì không có người hướng dẫn. Có lúc khách muốn mua đệm ngồi, ghế mây hay một chiếc khèn bè... để dùng hoặc tăng cường cho bộ sưu tập của mình thì cũng không có bán.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có sự lãng phí vô cùng lớn khi ở Yên Bái có rất nhiều làng bản giống như bảo tàng dân tộc học của người Tày, Thái, Mường, Dao, Mông... với sự vẹn nguyên kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, ngôn ngữ và nhiều loại hình VHDG khác như ẩm thực, y học cổ truyền, dân ca, dân vũ, dân nhạc, nghi lễ tâm linh nhưng chưa được khai thác mạnh mẽ phục vụ du lịch. Nhiều dòng suối lớn, điểm suối khoáng nóng ở miền Tây vẫn chưa trở thành điểm khai thác văn hóa tắm suối nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của du khách.

Vì sao ta chưa đưa được nhiều loại hình VHDG vào du lịch? Nguyên nhân trước tiên là do người dân và cả những cơ quan chuyên môn vẫn còn  thiếu những nhận biết căn bản làm thế nào để đưa tiềm năng VHDG trở thành sản phẩm du lịch. Do đó, đưa VHDG vào du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát hay nói đúng hơn là mới chỉ làm được mảng dịch vụ ăn nghỉ chứ yếu tố du lịch còn rất hạn chế.

Du khách Nhật Bản đang tìm những khoảnh khắc đẹp để chụp ảnh trong vùng Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Để bổ khuyết những thiếu hụt này, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Yên Bái đã mở một hội thảo với chủ đề đưa văn hóa vào phát triển du lịch. Hội thảo có gần chục tham luận bằng văn bản, ngoài văn bản của người làm công tác liên quan đến VHDG, nghệ nhân, nhà nghiên cứu VHDG.

Song, kết thúc Hội thảo, Tiến sỹ Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai kiêm Phó chủ tịch Hội VHDG Việt Nam nhận định, Hội thảo thu được quá ít thông tin theo tinh thần chủ đề Hội thảo. Bởi vì, hầu hết các ý kiến nặng lý luận về VHDG hoặc nêu được một vài loại hình VHDG có thể trở thành sản phẩm du lịch nhưng lại không lồng ghép được vào bối cảnh ứng dụng cụ thể. Có ý kiến còn cho rằng, đưa dân ca vào du lịch khó khả thi, hấp dẫn vì du khách không biết tiếng dân tộc thì chẳng khác gì “Tây nghe nhạc Việt”...

Du khách pháp rất thích các món ăn của đồng bào Thái ở Mường Lò và được giao lưu với người dân địa phương.

Trong hoạt động du lịch có hai chỉ số quan trọng, đó là chỉ số về sự hài lòng trong cung cách phục vụ và các sản phẩm du lịch có hàm lượng chất xám cao. Nhiều hướng dẫn viên du lịch lữ hành tại Hà Nội đưa khách lên Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải cho biết, giá cả ăn nghỉ ở đây là lợi thế lớn nhất với du khách. Khó tính như du khách Pháp mà cũng bị DLCĐ ở vùng Tây Bắc cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và sự đa dạng, bí ẩn của văn hóa tộc người.

Tuy nhiên, các hướng dẫn viên du lịch cũng cho biết thêm, sự phát triển của một công ty du lịch hay chiến lược phát triển du lịch của một địa phương có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc ta đưa được cái “có” của mình để gặp cái “cần” của du khách. Nếu khách hài lòng thì họ là kênh quảng bá tốt nhất. Ngược lại, họ không tìm thấy nhu cầu của mình ở nơi đến thì họ sẽ từ bỏ để tìm đến nơi khác.

Qua những ý kiến này cho thấy, Yên Bái đang nắm trong tay những lợi thế rất căn bản về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa tộc người. Đặc biệt, con đường từ Hà Nội qua Phú Thọ lên miền Tây Yên Bái đến Lai Châu và khu du lịch Sa Pa  (Lào Cai) đang thu hút du khách đi qua và được nhiều công ty du lịch lữ hành dự đoán là “con đường tơ lụa” của du lịch Tây Bắc trong tương lai. Nhưng, nếu không được chúng ta quan tâm đúng mức thì những tiềm năng du lịch Yên Bái sẽ rơi vào tình trạng “cầm vàng còn để vàng rơi”.

Kỳ II: Cần một chiến lược phát triển

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục