“Nóng” mặt trận không tiếng súng

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/12/2014 | 3:01:39 PM

YBĐT - Những năm gần đây, tình hình tội phạm về kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái có những diễn biến khá phức tạp: số vụ việc vi phạm phải xử lý pháp luật ngày càng tăng, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra hàng hóa vi phạm thu giữ.
Lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra hàng hóa vi phạm thu giữ.

Trong điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn do lực lượng mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác thiếu thốn, nhưng các cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh đã kịp thời, chủ động, phối hợp triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc; đưa ra truy tố trước pháp luật nhiều đối tượng, góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ nghiêm kỷ cương pháp luật...

Nhận diện "ngón nghề"

Một trong nhiều vụ việc được lực lượng cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh phát hiện, bắt giữ gần đây là vụ đối tượng Lê Minh Hải sinh năm 1970, trú tại P81, C6 khu tập thể Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa (thành phố Hà Nội) cùng đồng bọn phạm tội “Đưa hối lộ, nhận hối lộ và làm môi giới hối lộ” xảy ra tại tỉnh Yên Bái và một số tỉnh khác. Vụ việc xảy ra giữa năm 2012, qua công tác nắm tình hình, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh đã phát hiện Lê Minh Hải cùng đồng bọn móc nối với một số công an các xã trong và ngoài tỉnh để đưa hối lộ nhập hộ khẩu khống cho các Việt kiều Mỹ về các xã làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu ô tô để được miễn giảm thuế nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 118/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ngày 27/10/2012, Phòng lập Chuyên án mang bí số 586H ra quyết định phá án, bắt khẩn cấp Lê Minh Hải về tội đưa hối lộ. Mở rộng vụ án, cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố đối với bị can Đỗ Tiến Hùng - Trưởng ban Công an xã Việt Thành, huyện Trấn Yên và một số đối tượng khác ở các tỉnh như: Bắc Ninh, Lào Cai, Phú Thọ về hành vi “nhận hối lộ” với số tiền 97 triệu đồng để nhập hộ khẩu trái quy định của Nhà nước cho 17 Việt kiều nhập khẩu 17 chiếc xe ô tô. Trong đó, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tạm giữ 4 xe ô tô trị giá khoảng 8 tỷ đồng, 12 giấy phép đã được đăng ký lưu hành. Hiện, vụ án đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố các bị can theo pháp luật.

Không dừng lại ở các đối tượng nam giới, thời gian qua, trên địa bàn thành phố Yên Bái, dư luận xôn xao về vụ án Từ Thị Diệu Thúy, sinh năm 1972, trú tại số 119, phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái) tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Đá quý và Vàng bạc DOJI có trụ sở đóng tại tổ 41B, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.

Vụ việc xảy ra vào tháng 1/2010. Do được bổ nhiệm làm kế toán trưởng của Công ty, từ ngày 15/12/2009 đến ngày 31/12/2011, Thúy được giao thêm nhiệm vụ kiêm Cửa hàng trưởng Cửa hàng số 1 và số 2, được giao quản lý toàn bộ số vàng SJC, vàng nữ trang và tiền mua bán của 2 cửa hàng trên. Trong thời gian này, lạm dụng tín nhiệm, Thúy đã chiếm đoạt trái phép 289 chỉ vàng SJC, tương đương trên 1,2 tỷ đồng và chỉ đạo nhân viên làm báo cáo bán hàng gian dối gửi về Công ty. Toàn bộ số vàng chiếm đoạt được, Thúy đã đem bán và cho anh rể vay 400 triệu đồng, cho em rể vay 550 triệu đồng và tính lãi 3%/tháng. Ngay sau vụ việc bị phát hiện, Thúy hứa hẹn trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho Công ty, nhưng đến ngày 25/4/2014, mới đến Cơ quan CSĐT nộp trả được 100 chỉ vàng, còn 198 chỉ vàng Thúy không có khả năng thanh toán. Hiện nay, đối tượng Thúy đang bị bắt tạm giam và đưa ra truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

“Đánh trúng” và kiểm soát chặt hàng giả

Yên Bái là địa bàn trung chuyển hàng hóa qua hai tuyến chính là đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 70, đến nay, thêm đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Chỉ tính riêng 11 tháng năm 2014, lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý về kinh tế và chức vụ (Công an tỉnh) đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường cơ động (Chi cục Quản lý thị trường) đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 141 vụ với số tiền trên 2,1 tỷ đồng. Đã xử phạt hành chính và bán hàng tịch thu trị giá trên 1,8 tỷ đồng, hàng hóa tiêu hủy trị giá trên 200 triệu đồng.

Các mặt hàng vi phạm, nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng thời trang, nguyên vật liệu và các vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, buôn bán khoáng sản trái phép. Các đối tượng cầm đầu bằng nhiều hành vi, thủ đoạn như thường xuyên thay đổi phương tiện, hình thức thời gian vận chuyển, kể cả cử các đối tượng theo dõi, canh gác các ngả đường nhằm đưa hàng vào sâu nội địa tiêu thụ. Song, tất cả các thủ đoạn tinh vi đó đã không qua khỏi sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Điển hình vào 15 giờ ngày 24/5/2014, tại thị trấn huyện Yên Bình, lực lượng liên ngành gồm công an, quản lý thị trường cơ động đã kiểm tra 2 xe ô tô đầu kéo rơ - moóc mang biển kiểm soát 15C- 08245 do Vũ Xuân Hưng, sinh năm 1977, trú tại phường Văn Miếu, thành phố Nam Định điều kiển và xe ô tô mang biển kiểm soát 16N-7795 do Nguyễn Văn Lợi sinh năm 1968, trú tại số 39/309 đường Đà Nẵng, phường Bến Tre, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng điều khiển.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hai xe chở 5,777m3 gỗ trắc của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Anh, có trụ sở tại số 06 Thành Công, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Kiểm tra giấy tờ, chủ hàng không xuất trình được các giấy tờ theo quy định và khai nhận đưa số hàng gỗ trên đi Trung Quốc để tiêu thụ. Toàn bộ số gỗ trên đã bị tịch thu và xử phạt hành chính 150 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước.

Mới đây nhất, vào khoảng 14 giờ 50 phút ngày 15/7/2014, cũng tại thị trấn huyện Yên Bình, tổ công tác liên ngành đã kiểm tra xe ô tô đầu kéo rơ-moóc biển kiểm soát 15C-08832 do Nguyễn Xuân Trưởng, trú tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng điều kiển và xe đầu kéo rơ mooc mang biển kiểm soát 15C - 08871 do Nguyễn Xuân Cảnh trú tại phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng điều khiển. Chủ lô hàng trên là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Liên Minh, địa chỉ 41/132 phố An Bà, phường Đồng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Qua kiểm tra, toàn bộ hàng hóa trên là quần áo các loại đã qua sử dụng có trọng lượng 45 tấn. Chủ hàng đã không xuất trình được giấy tờ và chứng minh nguồn gốc hàng hóa, lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính 60 triệu đồng.

Thượng tá Đào Văn Bình - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cho biết: “Số vụ việc của riêng lực lượng cảnh sát kinh tế hàng năm phát hiện và xử lý là rất lớn. Năm 2013, chúng tôi đã điều tra xác minh làm rõ 198 vụ với 234 đối tượng vi phạm; tạm giữ và thu hồi trên 5,3 tỷ đồng, 4 xe ô tô trị giá khoảng 8 tỷ đồng. Trong 11 tháng năm 2014, điều tra xác minh làm rõ 248 vụ với 267 đối tượng vi phạm, số tiền tạm giữ và thu hồi trên 12,5 tỷ đồng. Phương châm là giải quyết vụ việc nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các đối tượng vi phạm, cơ bản là dùng biện pháp kinh tế để trừng trị, răn đe, phòng ngừa để đối tượng bồi thường thiệt hại tài sản do phạm tội mà có”.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động, Chi cục Quản lý thị trường Nguyễn Viết Nhẫn cho biết thêm: “Mặc dù đã tích cực phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn bán hàng giả, hàng lậu, kể cả việc kiểm tra niêm yết giá bán nhằm tránh tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhưng tình trạng buôn lậu và hàng giả có rất nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp và không thực hiện việc ghi nhãn mác và ghi sai quy định chiếm tới 70% vụ việc phát hiện thời gian gần đây”.

Trong lúc hàng giả, hàng lậu đang bao vây thị trường với nhiều chiêu bài “giá rẻ, mẫu mã đẹp” bắt mắt người tiêu dùng, nhiều đối tượng buôn lậu sẵn sàng chống đối các cơ quan chức năng bằng mọi cách. Nguy hiểm hơn, tình trạng hàng hóa Trung Quốc nguyên đai, nguyên kiện mang từ biên giới về Việt Nam, nhưng lại đội lốt “Made in Việt Nam”, có cả giấy tờ bảo hành, dấu hàng Việt Nam chất lượng cao in trên bao bì để lừa người tiêu dùng đang có cơ nở rộ đã khiến hàng Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh để giành thị phần.

Bên cạnh đó, nhiều loại nông sản, thực phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vật phẩm, nội tạng động vật cũng được đưa về bán tận các chợ vùng cao, vùng sâu, vùng xa với giá rẻ khiến người tiêu dùng mua phải dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng như mắc các bệnh ngoài da do sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng.

Vì một thị trường bình yên

Kịp thời “đánh đúng”, “đánh trúng”, xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm của các lực lượng chức năng trong thời gian qua mà đặc biệt trong những tháng cuối năm, dịp tết Nguyên đán 2015 sắp tới, giải pháp mà các ngành chức năng tập trung trong những tháng trọng điểm cuối năm là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng như hướng dẫn người dân cách nhận biết hàng giả, hàng nhái.

Công tác tuyên truyền tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành và tập trung vào các nhóm hàng trọng điểm; chú trọng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng như: gạo, thực phẩm, rau, củ quả, thịt gia súc, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa như bánh, mứt, kẹo, nước giải khát...

Lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại - nòng cốt là công an, quản lý thị trường cần chủ động kế hoạch, phương án đấu tranh; tăng cường các biện pháp nghiệp vụ; chủ động, chú trọng phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh bạn ổn định thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cao Phong

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục