Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/4/2014 | 2:21:55 PM

Hiện nay, Nhật Bản đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 3/2014, các nhà đầu tư Nhật Bản có 2.237 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 35,38 tỉ USD, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô vốn bình quân 1 dự án của Nhật Bản là 15,8 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (là 14,58 triệu USD/dự án).

Hiện nay, Nhật Bản đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 1.213 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,82 tỉ USD (chiếm 54,2% tổng số dự án và chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 30 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,4 tỉ USD (chiếm 4% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 54 dự án, số vốn đầu tư đăng ký là 1,05 tỉ USD (chiếm 3% tổng vốn đầu tư).

Các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo 4 hình thức, trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án nhất với 1.838 dự án, vốn đăng ký đạt 19,4 tỉ USD (chiếm 82,2% tổng số dự án và 54,8% tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 362 dự án, số vốn đăng ký là 14,8 tỉ USD (chiếm 16,2% tổng số dự án và 41,8% tổng vốn đầu tư). Còn lại là công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nhật Bản đã đầu tư vào 48/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, chưa kể đến lĩnh vực dầu khí ngoài khơi. Trong đó đứng đầu là Thanh Hóa với chỉ 8 dự án nhưng số vốn đầu tư đăng ký 9,67 tỉ USD (chiếm 0,4% tổng số dự án và 27,3% tổng vốn đầu tư).

Đứng thứ 2 là Bình Dương với 224 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,18 tỉ USD (chiếm 10% tổng số dự án và chiếm 11,8% vốn đăng ký). Thủ đô Hà Nội đứng thứ 3, có 538 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 3,86 tỉ USD (chiếm 24,1% tổng số dự án và 10,9% tổng vốn đầu tư).

(Theo Chinhphu)

Các tin khác

Ngày 16/4, tại huyện Yên Bình, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), xử lý sự cố lưới điện, công nghệ thông tin - an toàn năm 2024 trên lưới điện 22kV do Điện lực Yên Bình quản lý vận hành.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải. Ảnh tư liệu

Yên Bái là tỉnh miền núi chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai với diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy, nâng cao năng lực dự báo thiên tai và chuẩn bị lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn.

Mưa lớn gây ngập nhiều nơi tại Quảng Bình năm 2022.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa ký ban hành chỉ thị gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ 2024.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.

Chiều 12/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục