Việt Nam sẽ xây mới hàng loạt tuyến đường sắt

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2015 | 8:33:01 AM

Vận tải đường sắt được quy hoạch phát triển theo hướng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và công nghiệp đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn...

Ngành đường sắt đặt ra mục tiêu từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng.
Ngành đường sắt đặt ra mục tiêu từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng.

Nội dung trên được đề cập trong bản quy hoạch có điều chỉnh về tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Theo đó, sẽ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; phát triển mạng đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, các khu công nghiệp và các quốc gia có chung biên giới để thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Hà Nội và Tp.HCM.

Từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; phát triển mạnh vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và các công trình hỗ trợ cho vận tải hàng hóa...

Về vận tải, phấn đấu giao thông vận tải đường sắt đáp ứng khoảng 3-4% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 4-5% về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài; phát triển nhanh dịch vụ vận tải khối lượng lớn; mở rộng liên kết vận tải quốc tế, khu vực và các quốc gia có chung biên giới.

Đáng chú ý, về kết cấu hạ tầng, bên cạnh việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có thì tiến hành xây dựng một số tuyến đường sắt mới như xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt ven biển; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên...

(Theo VnEconomy)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái.

Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác phòng chống hạn tại thị xã Nghĩa Lộ

Để chủ động phòng, chống hạn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp năm 2024, UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Thành phố Yên Bái đang tích cực triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) theo phương châm phát huy "4 tại chỗ".

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha kiểm tra và hỗ trợ tấm lợp, chỉ đạo các lực lượng khẩn trương giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao mực 1.500 m nên chiều và đêm 24/4 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải xảy ra mưa to kèm lốc, sét, mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà ở của người dân, gẫy đổ nhiều cột điện và cây cối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục