Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đổ bộ vào đất liền

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/8/2020 | 8:09:09 PM

Bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Bình đến Thanh Hóa.

Tâm áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 nằm trên đất liền Thanh Hóa lúc 13h.
Tâm áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 nằm trên đất liền Thanh Hóa lúc 13h.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 2 (Sinlaku) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đi vào đất liền các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa lúc đầu giờ chiều nay (2/8).

Thời điểm trước khi bão đổ bộ và suy yếu, trạm quan trắc ở Hòn Dáu đã ghi nhận được sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; trạm Văn Lý có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Đất liền ven biển các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió mạnh cấp 6-7.

Lúc 13 giờ chiều nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 19,6 độ vĩ bắc và 105,7 độ kinh đông, trên đất liền ven biển các tỉnh Ninh Bình đến Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, tức là từ 40 - 50 km/giờ, giật cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực thượng Lào.

Theo Cơ quan dự báo Hong Kong, sức gió tại tâm áp thấp nhiệt đới hiện chỉ còn 45 km/h (cấp 6). Những giờ tới, hình thái này tiếp tục di chuyển và giảm cường độ gió xuống còn 40 km/h. Tuy nhiên, khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên đang tồn tại nhiều ổ mây dông gây mưa lớn.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, trong chiều nay vùng ven biển các tỉnh Bắc bộ và Thanh Hóa vẫn còn có gió giật cấp 6 - 8.

Vùng biển vịnh Bắc Bộ còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2 - 3 m; biển động. Khu vực giữa và nam Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa; vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, bao gồm huyện đảo Phú Quý (H.Bình Thuận) chiều và đêm nay có gió tây nam mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao 2 - 3,5 m.

Trên đất liền, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Nam Bộ vẫn mưa vừa, mưa to vào chiều tối nay với vũ lượng 40-70 mm trong 12 giờ.

Đáng chú ý, Bắc Bộ được cảnh báo có mưa lớn kéo dài từ nay đến 8/8. Lượng mưa mỗi ngày có thể lên đến 40-80 mm, có nơi trên 100 mm. Khu vực Hà Nội bắt đầu cao điểm mưa từ chiều và đêm nay, kéo dài suốt cả tuần sau với lượng mưa giảm dần qua từng ngày.

(Theo Ngày Nay)

Các tin khác
Chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại. (Ảnh: Fanpage Tin tức Lục Yên)

Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Lục Yên, tính đến 15 giờ ngày 18/4, mưa vừa, mưa to kèm dông lốc xảy ra lúc 21h đêm 17/4 trên địa bàn huyện Lục Yên đã làm 1 người bị thương, một số thiệt hại về người, tài sản, nhà ở, sản xuất nông nghiệp tại nhiều xã.

Một nhà dân ở huyện Văn Chấn bị tốc gần toàn bộ mái nhà trong trận lốc xoáy kèm mưa đá  rạng sáng ngày 28/3/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Chiều và đêm nay (17/4) đến sáng sớm mai( 18/4), các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa phổ biến 5-15mm, có nơi trên. Trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét mưa đá và gió giật mạnh.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh tư liệu

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 có chủ đề “Hành động sớm- Chủ động trước thiên tai”. Việc đưa ra chủ đề này nhằm tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai năm 2024.

Ngày 16/4, tại huyện Yên Bình, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), xử lý sự cố lưới điện, công nghệ thông tin - an toàn năm 2024 trên lưới điện 22kV do Điện lực Yên Bình quản lý vận hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục