Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/3/2014 | 8:44:58 AM

YBĐT - Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hội phụ nữ trực tiếp tham gia đóng góp thực hiện 9 tiêu chí. Hội đã vận dụng linh hoạt việc tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với việc triển khai các nhiệm vụ thường xuyên của hội.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (áo đỏ) tham gia làm đường giao thông nông thôn cùng hội viên phụ nữ xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.
(Ảnh: Thế Cường)
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (áo đỏ) tham gia làm đường giao thông nông thôn cùng hội viên phụ nữ xã Việt Cường, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Thế Cường)

Thời gian qua, hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung cũng như công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nói riêng. Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), phóng viên YBĐT đã cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về việc tham gia của phụ nữ trong XDNTM.

P.V: Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM bao gồm rất nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vậy xin bà cho biết trong 19 tiêu chí về XDNTM, hội phụ nữ tham gia đóng góp thực hiện bao nhiêu tiêu chí? Đó là những tiêu chí nào?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Trong 19 tiêu chí XDNTM, hội phụ nữ  trực tiếp tham gia đóng góp thực hiện 9 tiêu chí. Đó là các tiêu chí về: giao thông, nhà ở dân cư (nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội); thu nhập, hộ nghèo (nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất); giáo dục, y tế, môi trường (nhóm văn hóa - xã hội - môi trường); an ninh - trật tự xã hội (nhóm hệ thống chính trị).

- Hội phụ nữ đã có cách thức triển khai thực hiện chương trình này như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, ngay sau khi nhận được kế hoạch của Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Yên Bái chung sức XDNTM” do UBND tỉnh phát động, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

Theo đó, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ hiểu rõ  mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình XDNTM, đồng thời phát động phong trào “Phụ nữ Yên Bái chung sức XDNTM” đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện. Điểm nhấn của Hội trong xây dựng NTM là xây dựng gia đình 5 không 3 sạch (“5 không” gồm: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên và không có trẻ suy dinh dưỡng; “3 sạch” gồm: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội đã vận dụng linh hoạt việc tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình XDNTM gắn với việc triển khai các nhiệm vụ thường xuyên của hội như: đẩy mạnh các phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”; thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững theo mục tiêu và đảm bảo an sinh xã hội; vận động hội viên, phụ nữ tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề cho hội viên, phụ nữ; phối hợp với ngành tư pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục  pháp luật cho phụ nữ nông thôn và dân tộc thiểu số; phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp xóa mù và chống tái mù chữ cho phụ nữ vùng cao; tuyên truyền, vận động phụ nữ nông thôn tích cực bảo vệ môi trường, phát triển mô hình “sản xuất thực phẩm sạch”, “tiêu dùng sạch”…

- Bà có thể cho biết kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trong năm 2013 vừa qua?

Các hoạt động và những việc làm cụ thể, thiết thực mà các cấp hội phụ nữ thực hiện trong năm 2013 như: vận động các gia đình hội viên tham gia đóng góp được 7 nghìn ngày công làm đường giao thông nông thôn, hiến 142.688m2 đất mở đường; xây dựng 23 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, xây dựng 75 mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản, 109 mô hình phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường; đào 3.780 hố rác tại các huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái; tổ chức 80 buổi lao động tập thể huy động trên 11.200 hội viên tham gia vệ sinh môi trường làng bản, đường phố; duy trì hiệu quả phong trào “3 xanh” “xanh đồng, xanh ruộng, xanh nương rẫy” tại 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải…

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội đang quản lý nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội 631,8 tỷ cho 34.907 gia đình hội viên vay vốn phát triển sản xuất; vận động gần 71.900 hội viên đăng ký giúp đỡ hơn 66.000 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ trên 10.600 ngày công, 11.557 cây giống, 1.512 con giống, 25 tấn thóc, đậu, đỗ giống và 2,147 tỷ tiền mặt vay không lãi; thành lập 4.521 tổ tiết kiệm cho hơn 24.200 hội viên phát triển kinh tế gia đình; tư vấn nghề, việc làm cho 3.640 người; mở 64 lớp đào tạo nghề cho gần 1.800 hội viên phụ nữ, 383 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 11.300 lượt hội viên kiến thức chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng mô hình điểm nuôi cua đồng, lợn rừng lai sinh sản; duy trì trên 60 nghìn hộ dân trồng lúa áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu để tăng năng suất và hạn chế ảnh hưởng môi trường nước.

 

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà (đầu tiên trái sang) trao đổi với hội viên phụ nữ các nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
(Ảnh: Thanh Ba)

Cùng với việc thực hiện tốt các hoạt động nói trên, năm qua, Hội cũng tập trung tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, phụ nữ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản luật, pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em, các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; duy trì hoạt động của 2.000 tổ hòa giải, 579 mô hình các câu lạc bộ: “Gia đình hạnh phúc”, “Nuôi dạy con tốt”, “Phụ nữ với kiến thức pháp luật”; tổ chức 636 buổi sinh hoạt cho trên 25.440 lượt hội viên tìm hiểu chính sách, Pháp lệnh Dân số; tuyên truyền kỹ năng phòng chống suy dinh dưỡng và nuôi dạy con tốt tới 73.200 lượt phụ nữ; tổ chức khám chữa bệnh phụ khoa cho hơn 25.200 lượt phụ nữ; cung cấp trên 25 nghìn tài liệu, tờ rơi, sách cẩm nang có nội dung về bình đẳng giới, dân số/kế hoạch hóa gia đình cho gia đình hội viên…

Qua đó đã góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh - trật tự, xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng dân cư.

- Hiện, việc tham gia thực hiện các tiêu chí trong XDNTM có còn gặp phải những khó khăn gì không, thưa bà?

Không thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện. Về phía Hội, vẫn còn có những cán bộ, hội viên, phụ nữ chưa thực sự hiểu và chủ động tham gia vào XDNTM do trình độ, nhận thức còn nhiều hạn chế; tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm của Nhà nước, chưa chủ động trong phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo vẫn tồn tại ở một số các gia đình hội viên; việc chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nơi còn chậm, đa phần các gia đình hội viên vẫn sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, chưa chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa; ý thức về việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường ở nhiều hội viên chưa thực sự cao…

- Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả, kế hoạch tiếp theo của Hội là gì?

Hội sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về Chương trình XDNTM; tạo cơ hội để cán bộ, hội viên, phụ nữ tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tham gia xây dựng chính sách về bảo hiểm; ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo; vận động các doanh nghiệp hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật sản xuất  cho phụ nữ nông thôn; vận động các gia đình hội viên y tế, chăm sóc SKSS; Chương trình XDNTM như hoạt việc tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình XDNTM gắn với  tham gia chuyển đổi hình thức sản xuất, cơ cấu kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội; vận động hội viên tham gia thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011-2015”…

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Hồng Oanh (thực hiện)

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục