Rút ngắn chặng về đích

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/7/2014 | 8:54:13 AM

YBĐT - Mỗi ngày mới là thêm những đổi thay của bộ mặt nông thôn Văn Chấn: hệ thống đường giao thông dần được nâng cấp, bê tông hóa; nhà ở dân cư ngày càng khang trang; đời sống của nhân dân nâng cao… Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới đã rút ngắn chặng đường về đích, tạo tiền đề để huyện hoàn thành các tiêu chí theo đúng lộ trình.

Đồng chí Phạm Duy Cường (giữa) - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình thủy lợi tại xã Thượng Bằng La.
Đồng chí Phạm Duy Cường (giữa) - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình thủy lợi tại xã Thượng Bằng La.

Thay áo mới cho nông thôn

Với phương châm "Dễ làm trước, khó làm sau", 3 năm qua (2011 - 2013), các địa phương trên địa bàn huyện đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, huy động tối đa sự ủng hộ và tham gia xây dựng nông thôn mới từ chính người dân. Ngoài 6 xã điểm của tỉnh và huyện trong lộ trình 2011 - 2015 đã hoàn thành từ 8 tiêu chí trở lên, Văn Chấn có 22 xã hoàn thành từ 4 tiêu chí trở lên, vượt 16% kế hoạch, trong đó 18 xã hoàn thành từ 4 - 7 tiêu chí.

Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Chấn cho biết: "Các tiêu chí đạt nhiều nhất chủ yếu là tiêu chí số 1 về quy hoạch (28/28 xã), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất (11/28 xã), tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội (25/28 xã), tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội (27/28 xã). Rất phấn khởi là đến hết tháng 6, xã Phù Nham đã hoàn thành 13 tiêu chí, tăng 5 tiêu chí so với năm 2013 và sẽ hoàn thành 2 tiêu chí nữa trong năm nay".

Không phải ngẫu nhiên mà Phù Nham được UBND huyện Văn Chấn chọn là 1 trong 5 xã điểm xây dựng nông thôn mới. Vốn có thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng chính sức lao động, sự cố gắng và sáng tạo không ngừng của nông dân nơi đây mới là nguồn động lực để Phù Nham vươn lên trở thành địa phương đi đầu của Văn Chấn trong xây dựng nông thôn mới.

Phó chủ tịch UBND xã Phù Nham - đồng chí Hoàng Tuấn Vân phấn khởi chia sẻ: "Cùng với giữ vững truyền thống thâm canh lúa nước, trồng rau màu vụ ba, nhân dân địa phương luôn đi đầu trong việc đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất lao động đã tăng đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng/năm, giúp xã sớm hoàn thành tiêu chí số 10 về thu nhập ngay trong 6 tháng đầu năm nay".

Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước để người dân làm theo, đến nay, ý nghĩa và mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đa số người dân Văn Chấn nhận thức rõ, đồng tình hưởng ứng. Trách nhiệm tập thể và cá nhân được nâng cao, ý thức tự thân vận động được khơi dậy. Từ vùng thấp đến vùng cao, người dân sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua phát triển kinh tế, tự cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Chỉ tính riêng phong trào phát triển giao thông nông thôn, nhân dân toàn huyện đã tự nguyện tham gia 38.431 ngày công lao động; hiến 169.259m2 đất, 2.749 cây xanh có giá trị kinh tế để tham gia mở mới, mở rộng và rải cấp phối, bê tông hóa các tuyến đường dân sinh, các tuyến kênh mương nội đồng. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, giao thương, nPâng cao thu nhập cho người dân đồng thời góp phần thay đổi diện mạo, thay áo mới cho nông thôn Văn Chấn.

Cố gắng hoàn thành những tiêu chí khó

Qua hơn nửa chặng đường đầu xây dựng nông thôn mới (2011 - 2015), hiện Văn Chấn vẫn còn một số tiêu chí có tỷ lệ đạt thấp như: tiêu chí số 10 về thu nhập chỉ có hai xã đạt là Sơn Thịnh, Phù Nham; tiêu chí số 11 về hộ nghèo duy nhất mới có xã Đại Lịch đạt. Đáng chú ý là tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, tiêu chí số 17 về môi trường chưa có địa phương nào hoàn thành. Rút ngắn chặng đường về đích trong điều kiện khó khăn này đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện.

Trước mắt, Ban chỉ đạo huyện xác định, tiêu chí số 17 được quan tâm hàng đầu bởi đây cũng chính là tiêu chí cần phát huy tinh thần trách nhiệm và đề cao ý thức tự giác của chính người dân.

Là trung tâm huyện lỵ, năm nay, Sơn Thịnh đề ra mục tiêu huy động cộng đồng cùng đóng góp công lao động, ủng hộ nguyên vật liệu xây dựng các bể xi măng kiên cố ở các khu dân cư, khu ruộng, nương chè để thu gom, chứa các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rác thải trong sinh hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, bảo vệ nguồn nước sạch, đồng ruộng...

Bà Vũ Thị Nga - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh cho biết: "Ngay sau khi phát động, tuổi trẻ địa phương đã tình nguyện đăng ký thực hiện 1/2 khối lượng công trình. Ban chỉ đạo xã đã xác định sẽ xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn gồm: xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải; vận động các hộ gia đình tự cải tạo, xây dựng ao, mở rộng diện tích cây xanh trên địa bàn".

Ngoài ra, để đạt tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo, UBND huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Rút ngắn chặng đường về đích trong điều kiện khó khăn này đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện. Trước mắt, Ban chỉ đạo huyện xác định, tiêu chí số 17 được quan tâm hàng đầu bởi đây cũng chính là tiêu chí cần phát huy tinh thần trách nhiệm và đề cao ý thức tự giác của chính người dân.

Thanh Huyền

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục