Phù Nham: Cần hỗ trợ để “về đích” đúng hẹn

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/7/2014 | 3:08:09 PM

YBĐT - Phù Nham là một trong 5 xã được chọn làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện Văn Chấn giai đoạn 2011 - 2015. Có thể nói, đối với đội ngũ cán bộ và người dân trong xã thì đây vừa là cơ hội vừa là thách thức.

 Cơ hội thì đã rõ, xã sẽ nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của cấp trên; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân sẽ đổi khác; cuộc sống của bà con các dân tộc trong xã sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Còn khó khăn, thách thức chắc cũng không ít. điều tra năm 2011 cho thấy Phù Nham chỉ có 4/19 tiêu chí đạt, đặc biệt trong đó có những tiêu chí phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư của Nhà nước.

Có thể nói, là địa phương có phong trào thâm canh lúa, trồng màu giỏi, có hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được xếp vào tốp đầu của tỉnh, có những khu dân cư nằm trên tuyến quốc lộ 32 nên thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ… nhưng từng ấy vẫn chưa đủ để đưa Phù Nham trở thành một vùng quê thực sự giàu mạnh về kinh tế.

Đánh giá của cấp ủy, chính quyền địa phương cho thấy những vấn đề như: trình độ dân trí thấp (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) nên khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất gắn chặt với thị trường là chưa cao đã dẫn đến quá trình tăng gia, sản xuất ở một số thôn, bản, cụm dân cư hiệu quả kinh tế ở mức thấp; đời sống kinh tế ở những thôn bản nằm xa quốc lộ, sát với đồi núi, đất đai chằm lầy, ruộng ít… thấp hơn rất nhiều những thôn bản còn lại; đặc biệt nhiều công trình như trụ sở làm việc, nhà văn hóa thôn, đường giao thông, mương dẫn nước… hoặc vẫn còn thiếu hoặc đã đầu từ lâu nên đến nay đã xuống cấp.

Chủ tịch UBND xã Phù Nham Nguyễn Văn Duyên tâm sự: “Thấy được cái mạnh, cái yếu của mình là điều rất quan trọng nhưng với anh em làm việc tại cơ sở như chúng tôi thì việc nói cho dân hiểu rằng xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, người dân là trung tâm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, từ đó cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đoàn kết, thống nhất để vượt qua mới là quan trọng nhất”.

Trên cơ sở đánh giá, khảo sát, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, phân  công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo xã, cán bộ các đoàn thể, các đơn vị trên địa bàn, trên cơ sở những tiêu chí nào có khả năng hoàn thành thì phấn đấu hoàn thành ngay, những tiêu chí khó thì bàn các giải pháp cụ thể, lấy sự nỗ lực, phấn đấu ngay tại địa phương là chính, kết hợp với sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ, đầu tư của huyện và tỉnh. Với cách làm như thế, đến cuối năm 2013, đã có 8/19 tiêu chí hoàn thành, ngoài những tiêu chí như: quy hoạch, an ninh trật tự, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh… nhiều tiêu chí khó cũng đã hoàn thành như: điện, tổ chức sản xuất, giáo dục, thủy lợi…

Có thể nói, tính đến thời điểm tháng 6/2014, so với các xã khác ở Văn Chấn thì Phù Nham đã làm được nhiều việc lớn để sớm trở thành xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, cán bộ và người dân trong xã có quyền tự hào khi nói về những điều này, đây cũng là cơ sở để địa phương tiếp tục phấn đấu những mục tiêu còn lại. Qua trao đổi với cả lãnh đạo xã và bà con các bản Ta Tiu, Năm Hăn, Noong Ỏ… cho thấy cán bộ và người dân rất quyết tâm, phấn đấu để hoàn thành những tiêu chí còn lại nhưng ai cũng bày tỏ nỗi lo: “Những tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần rất nhiều sự quan tâm đầu tư của Nhà nước”.

Đồng chí Lò Tiến Hoàn - Phó chủ tịch UBND xã phát biểu: “Những tiêu chí như: bình quân thu nhập, xây dựng làng văn hóa, cơ cấu lao động… xã đã và đang có những giải pháp tích cực, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, tinh thần vượt khó, vươn lên của bà con người Tày, người Thái, người Mường… đã có sự chuyển biến tốt. Xã sẽ vận động nhân dân góp tiền góp của để đầu tư, xây dựng thêm nhiều công trình nhưng cái khó là trong khi dân còn nghèo, ngân sách địa phương hạn hẹp thì số việc phải làm còn quá lớn”.

Rồi anh đưa ra hàng loạt các công trình cần được đầu tư ngay trong năm 2014 và 2015 như: hàng chục km đường giao thông liên thôn; trụ sở xã chưa có đủ phòng làm việc và các công trình phụ trợ; xã còn thiếu 5 nhà sinh hoạt cộng đồng; chưa có trung tâm văn hóa - thể dục, thể thao… mà tổng số tiền đầu tư lên đến cả chục tỷ đồng thì đúng là chỉ dựa vào sức dân chưa đủ. Ngay công trình trạm y tế xã đã khởi công được 2 năm mà đến nay vẫn đang trong giai đoạn thi công, để rồi việc khám và điều trị bệnh vẫn cứ phải tiếp tục làm nhờ ở nhà dân là điều khó chấp nhận.

Từ thực tế cho thấy, Phù Nham đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các công trình trọng điểm như: đưa nước sạch từ Nghĩa Lộ về 46% số hộ còn lại; hỗ trợ xi măng để bà con góp thêm cát sỏi, ngày công làm đường; hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa; chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu khẩn trương thi công trạm y tế xã… Có như vậy, cuối năm 2015, Phù Nham mới vinh dự là xã đầu tiên của Văn Chấn được công nhận là xã Nông thôn mới.

Lê Phiên

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục