Chú trọng phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/8/2014 | 2:51:32 PM

YBĐT - Xác định giao thông là động lực, là xương sống trong phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới như hiện nay, thời gian qua, huyện Văn Yên đã tận dụng các nguồn lực tập trung vào mở rộng, mở mới và kiên cố hóa nhiều tuyến đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, việc đi lại cũng như hoạt động thông thương diễn ra thuận lợi hơn, đời sống của người dân cũng từ đó được từng bước nâng lên.

Cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện kiểm tra một đoạn tại tuyến đường Khe Hốc (xã Quang Minh).
Cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện kiểm tra một đoạn tại tuyến đường Khe Hốc (xã Quang Minh).

Trong cái nắng chói chang cuối hè, chúng tôi có dịp trở lại Khe Hốc (thôn 3, xã Quang Minh). Con đường mòn đầy nhọc nhằn, hiểm trở ngày nào giờ đã được mở rộng, nhiều đoạn còn được xây lắp thêm hệ thống cống rãnh thoát nước. Theo ông Triệu Trung Kim - Phó chủ tịch UBND xã, tuyến đường vào Khe Hốc có chiều dài khoảng 1km, là nơi sinh sống và sản xuất của hàng chục hộ dân thôn 3.

Trên cơ sở bàn bạc, thống nhất, xã đã chọn tuyến đường Khe Hốc và Khe Vòng để tiến hành mở rộng. Để kế hoạch được triển khai hiệu quả, xã đã tiến hành họp dân tại các tuyến đường này để thông báo kế hoạch mở đường, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân hiến đất mở đường. Đặc biệt, với những hộ có nhiều diện tích cần phải hiến để mở đường, xã yêu cầu thôn tiến hành họp, kêu gọi người dân đóng góp để hỗ trợ cho gia đình đó. Với cách làm này, chỉ trong một thời gian ngắn, hai tuyến đường này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ông Lưu Trung Kiên - Quyền trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: “Theo kế hoạch, năm 2014, huyện sẽ tiến hành mở mới 60,1km đường giao thông liên thôn (tiêu chuẩn đường cấp A miền núi) và 91 cống các loại, tổng trị giá thực hiện 8,776 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 3,18 tỷ đồng, còn lại là nhân dân đóng góp. Dưới sự chỉ đạo sát sao của huyện, sự đồng thuận của nhân dân, đến giữa tháng 7, đã thực hiện 51km và 62 cống. Trong đó có nhiều xã đã hoàn thành kế hoạch và nghiệm thu xong như: Châu Quế Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Quang Minh, Yên Hợp...”.

Được biết, bên cạnh việc mở mới các tuyến đường liên thôn, bản, huyện cũng tận dụng nhiều nguồn vốn để cứng hóa đường đến trung tâm các xã và các tuyến đường liên thôn. Cụ thể, theo kế hoạch, sẽ cứng hóa 10km đường An Bình - Lâm Giang và bê tông hóa 25km đường liên thôn. Đến thời điểm hiện tại, đường An Bình - Lâm Giang đã thực hiện được 20% khối lượng, còn việc cứng hóa 25km đường liên thôn do chưa có vốn phân bổ nên huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chủ động phối hợp với các địa phương thực hiện các bước chuẩn bị để thi công.

Mục tiêu trong giai đoạn 2011 - 2015, Văn Yên nâng cấp, rải nhựa hoặc bê tông hóa 81,5km đường trung tâm đến các xã (đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi); mở rộng 255,6km nền đường đạt tiêu chuẩn loại A miền núi và rải nhựa hoặc bê tông hóa mặt đường 153km đối với các tuyến đường liên thôn.

Để đạt được kết quả này, hàng năm huyện đã tận dụng được nhiều nguồn vốn như: chương trình 30b, vốn kích cầu, vốn 135, vốn giảm nghèo, vốn xây dựng nông thôn mới từ đó đã tạo động lực mạnh mẽ, nối liền và cứng hóa nhiều cung đường. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, Văn Yên đã thu hút được sự đồng lòng, đồng thuận rất lớn từ nhân dân. Hàng nghìn ngày công cũng như nhiều diện tích đất đai, vườn cây đã được ủng hộ để làm đường.

Theo ông Kiên, để mọi công tác được triển khai nhanh chóng, thuận tiện, ngay từ cuối năm, huyện chỉ đạo các xã tiến hành họp thôn, đăng ký chỉ tiêu xây dựng các tuyến đường, sau đó Phòng Kinh tế - Hạ tầng tổng hợp báo cáo với UBND huyện để ra quyết định. Tiếp đó, huyện có công văn nhắc nhở, hướng dẫn các xã thành lập ban chỉ đạo làm đường. Sau đó xã lựa chọn đơn vị thi công, đồng thời Phòng cử cán bộ phụ trách các xã tiến hành hỗ trợ, đôn đốc trong quá trình thi công.

Có thể nói, mặc dù đời sống của người dân nhiều nơi vẫn còn khó khăn, trong khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế nhưng với những việc làm cụ thể, đồng bộ, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn ở Văn Yên đang ngày một hoàn thiện hơn, qua đó đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế ngày một tốt hơn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Hùng Cường

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục