Lâm Thượng: Đổi thay nhờ nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2014 | 3:05:23 PM

YBĐT - Sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, từ một xã khó khăn của huyện Lục Yên, Lâm Thượng đã vươn lên mạnh mẽ, khoác lên mình một diện mạo mới với những con đường bê tông rộng thênh thang nối dài qua các bản làng, những ngôi nhà sàn khang trang nằm san sát bên những ruộng lúa trĩu hạt. Lâm Thượng đang chuyển mình.

Măng mai khô đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Lâm Thượng.
Măng mai khô đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Lâm Thượng.

Còn nhớ năm 2011, khi huyện Lục Yên tổ chức lễ phát động xây dựng nông thôn mới tại xã Lâm Thượng, thời điểm đó xã không có một đoạn đường nào được bê tông ngoài đường trục chính chạy qua trụ sở UBND. Nhưng sau 3 năm, Lâm Thượng đã hoàn toàn thay đổi, 8/20km đường thôn bản đã được bê tông hóa rộng 3m, 14km còn lại cũng đã được rải cấp phối rộng 3m.

Ông Trần Thanh Trúc - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã xác định giao thông là yếu tố quan trọng cần làm ngay. Không có đường, hàng hóa nông dân làm ra tiêu thụ rất khó khăn, xây dựng các mô hình kinh tế cũng khó thành công. Qua công tác vận động, tuyên truyền, nhận thức của người dân đã thay đổi, mọi người dân sẵn sàng hiến đất, tự động tháo dỡ các công trình kiến trúc, chặt bỏ cây cối để làm đường. Nếu như trước đây đường chỉ đủ một người đi thì nay đã được mở rộng 3m. ngoài 8km đã được bê tông hóa, thì 14km còn lại cũng đã được người dân tự động giải phóng mặt bằng, góp công góp sức rải đá cấp phối, chỉ chờ có nguồn lực Nhà nước để bê tông".

Theo trưởng thôn Bản Khéo Hoàng Văn Vứng, từ khi có đường bê tông sản phẩm măng mai khô đã tăng lên 1-2 giá, tư thương vào từng nhà để thu mua. Không chỉ giá măng mà các loại hàng hóa khác như lúa, ngô, lợn thịt... cũng tăng lên đáng kể và quan trọng đồng thời đẩy mạnh sản xuất làm ra đã có người mua.

Giao thông phát triển đã tạo điều kiện để người dân trong xã giao thương sản phẩm, nhiều loại mặt hàng nông sản như: ngô, măng mai đã hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn. Trong đó, cây ngô ở Lâm Thượng đang mang lại giá trị kinh tế khá cho nông dân. 320ha ngô, trong đó 160ha ngô đông trên đất ruộng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Bên cạnh đó, măng mai là loại cây đang giúp cho hàng trăm hộ gia đình ở Lâm Thượng làm giầu. Hiện toàn xã có khoảng 500ha măng mai, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng hàng năm khoảng gần 1.000 tấn măng tươi. Các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đặt mua tại nhà ngay từ đầu vụ với giá khoảng 100 đến 120 nghìn đồng/1kg măng khô. Ước năm 2014 các hộ dân trồng măng ở Lâm Thượng sẽ thu về 5 tỷ đồng.

Bản Khéo có 74 hộ dân thì cả 74 hộ đều làm măng, hộ nhiều có cả nghìn gốc măng mai, hộ ít cũng vài trăm gốc. Anh Trần Văn Trị đã có 9 năm sản xuất măng mai bán, hiện nay gia đình anh có 1.000 gốc cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Theo anh Trị, trước đây người dân chỉ làm măng phục vụ nhu cầu gia đình nhưng trong vài năm trở lại đây tư thương ở nhiều nơi tìm đến thu mua, họ hướng dẫn người dân tự sơ chế và thu mua toàn bộ. Mô hình trồng tre măng mai ở Lâm Thượng đã và đang góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Theo thống kê của xã, hiện nay có khoảng 200 hộ dân làm măng mai, chiếm 20% số hộ trong xã. Hầu hết những hộ làm măng mai chỉ sau vài năm kinh tế đã có chuyển biến tích cực, nhiều hộ thoát nghèo và làm giầu.

Theo lộ trình đến năm 2017, Lâm Thượng sẽ là xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Chủ tịch Trần Thanh Trúc khẳng định: "Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã tuy vẫn cao tới 32% nhưng trong 2 năm tới có thể giảm được xuống dưới 10% và mức thu nhập bình quân có thể đạt 18 triệu đồng/người/năm vào năm 2017. Nhưng để đạt được mục tiêu xã nông thôn mới vào năm 2017, Lâm Thượng cần có sự đầu tư  của Nhà nước vào các tiêu chí cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn...".

Xây dựng nông thôn mới ở Lâm Thượng bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Xã đã phát huy được nội lực, tận dụng thế mạnh của địa phương, vận động người dân tham gia vào các mô hình sản xuất, đồng thời huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng với những kết quả đã đạt được, tin rằng Lâm Thượng sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xã nông thôn mới vào năm 2017.

 Anh Dũng

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục