Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/9/2015 | 9:13:41 AM

YênBái - YBĐT - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn huyện Trấn Yên đã có nhiều thay đổi tích cực. Có được kết quả đó là sự vào cuộc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng địa phương.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiểm tra làm đường giao thông nông thôn tại xã Việt Thành.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiểm tra làm đường giao thông nông thôn tại xã Việt Thành.

Việt Thành là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, đời sống nhân dân thu nhập chính từ nông nghiệp. Thời điểm bắt đầu triển khai đề án xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt 7/19 tiêu chí. Từ đó, Đảng bộ xã đã chủ động, quyết tâm đổi mới cách làm, phát động phong trào xây dựng NTM, với phương châm: “Xác định chương trình NTM chỉ thực sự thành công và có ý nghĩa khi nó đi vào từng thôn xóm, từng gia đình”. Do đó, Đảng bộ đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, lựa chọn những nội dung công việc trọng tâm để chỉ đạo, trong đó xác định làm đường giao thông nông thôn là khâu đột phá và là điểm tựa để bứt phá trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Bà Lê Thị Lụa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ, đã xác định chương trình xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Ngay từ đầu thực hiện chương trình, Đảng bộ xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý xã, ban phát triển thôn, tiến hành đánh giá, rà soát thực trạng các tiêu chí; xây dựng quy hoạch và đề án phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng thôn để có bước đi cụ thể, vững chắc theo từng tiêu chí đối với từng năm, từng giai đoạn”. Nhờ đó, bình quân đầu người năm 2014 đạt 22 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,81%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông nghiệp chiếm 60%, tiểu thủ công nghiệp 40%. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đường liên thôn, liên xã đi lại thuận lợi và niềm vinh dự cho Đảng bộ là ngày 18/9, xã đã được công bố đạt chuẩn NTM.

Đối với Báo Đáp được chọn làm xã điểm của huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015. Nhờ tập trung cho công tác lãnh đạo và điều hành thực hiện, nên trong 4 năm qua đã huy động được từ các nguồn vốn đầu tư xây dựng vào chương trình NTM trên địa bàn xã đạt trên129,3 tỷ đồng, trong đó có trên 22,5 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước, chiếm 17,4%, còn lại là 106,8 tỷ đạt 82,6% thuộc các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, nguồn vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn ở Báo Đáp khá phát triển, nhất là giao thông nông thôn, nhà văn hoá, khu thể thao thôn, hạ tầng cơ sở trường học, trạm y tế. Sản xuất nông lâm nghiệp đã có sự phát triển khá nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa và đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả như: trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập tới trên 200 triệu đồng/ha/năm; chăn nuôi lợn tập trung thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM, Báo Đáp luôn đảm bảo phương châm lấy dân làm gốc, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng với đó là cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế của địa phương, sử dụng có hiệu quả và minh bạch các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn nhân dân đóng góp trong xây dựng cơ sở hạ tầng, trong phát triển sản xuất. Các việc làm cụ thể đều được nhân dân bàn bạc và quyết định thực hiện, đảm bảo xây dựng NTM là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”. Chính vì vậy, tháng 3/2015, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 – 2015”.     

Trong quá trình triển khai thực hiện, Trấn Yên phải đối mặt với khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp… nên huyện chú trọng tập trung tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận, giúp nhân dân hiểu và cộng đồng trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền. Hơn thế, lộ trình thực hiện xây dựng NTM được huyện xác định rõ, với phương châm lựa chọn các tiêu chí dễ làm và cần ít kinh phí thì thực hiện trước.

Hiện nay, Trấn Yên đã có 3 xã đạt chuẩn NTM, đây là động lực để huyện quyết tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Ngoài ra, toàn huyện đã kiên cố hóa đường liên xã, trục xã 41 km, mở mới và kiên cố hóa đường liên thôn, nội thôn, ngõ xóm được 306km; xây dựng mới 1 chợ nông thôn; đầu tư nâng cấp sửa chữa 24 công trình, kiên cố hóa 21,1km kênh mương, nâng cấp 1 công trình đê quai chống lũ…
Mặt khác, tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn liền với chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh trên địa bàn như: trồng dâu tằm ở xã Việt Thành, trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng ở xã Hưng Thịnh, chế biến tiêu thụ chè ở xã Bảo Hưng… Qua các mô hình đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, định hình vững chắc được một số vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến. Vì vậy, đến hết năm 2014, diện tích mở rộng và tập trung đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng hàng hóa tăng đáng kể. Cụ thể, tổng diện tích tre Bát độ trên 2.000ha, sản lượng khai thác măng 18.500 tấn; trồng thay thế 337ha chè già cỗi bằng các giống chè chất lượng cao, duy trì ổn định trên 2.000ha, sản lượng đạt trên 16.000 tấn búp chè tươi… Góp vào sự thành công xây dựng NTM còn phải kể đến vai trò quan trọng của chủ thể là người dân đã tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức, vật chất, tiền của cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình NTM.

Với sự cố gắng của các cấp, ngành, hiện nay diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, đời sống của người dân được nâng lên. Tuy nhiên, theo đồng chí Đinh Đăng Luận - Bí thư Huyện ủy nhận định: “Giai đoạn tới sẽ còn nhiều khó khăn khi mà mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng còn thấp, nhất là một số cơ sở hạ tầng thiết yếu, nguồn lực huy động chưa được nhiều, sự vào cuộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực. Để phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 7/21 xã hoàn thành 19 chỉ tiêu xây dựng NTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 4%/năm… cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tập trung chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, tăng cường kiểm tra có sơ kết, tổng kết để thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận, thành viên và các tổ chức đoàn thể. Mặt khác, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, nguồn vốn, chính sách hỗ trợ; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án nông thôn mới theo các tiêu chí được sửa đổi và điều kiện thực tế địa phương để xác định đúng, chính xác hướng đi”.

Trần Minh

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục