Nông thôn Yên Bái có Đảng soi đường

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2016 | 2:54:04 PM

YBĐT - Con đường vào xã đặc biệt khó khăn An Lương, huyện Văn Chấn những ngày này tấp nập hơn thường lệ. Cầu treo thôn Mảm 1 được hoàn thành, những chuyến xe hối hả ngược xuôi vận chuyển quế, nông sản đi tiêu thụ và chuyên trở hàng hóa về phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Bính Thân.

Nhân dân xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn thi đua làm đường giao thông nông thôn.
(Ảnh: Đoàn Thanh Hà)
Nhân dân xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn thi đua làm đường giao thông nông thôn. (Ảnh: Đoàn Thanh Hà)

Anh Hà Văn Hòa - người dân ở thôn Mảm 1 chia sẻ: "Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm nay, nhân dân An Lương rất vui mừng phấn khởi khi được đi trên cây cầu mới an toàn, thuận tiện hơn.  Cây cầu đã thỏa lòng mong ước bấy lâu của bà con giúp nhân dân đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế".

Thấu hiểu những khó khăn của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, năm 2014, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư 400 tỷ đồng giúp đồng bào 28 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xây dựng các cầu treo dân sinh. Riêng huyện Văn Chấn, được đầu tư 2 công trình cầu treo lớn là cầu treo thôn Mảm 1, xã An Lương và cầu treo bản Côm, xã Tú Lệ, tới tổng kinh phí đầu tư trên 13 tỷ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành tạo điều kiện cho nhân dân đi lại vui xuân, đón tết.

Cùng với những công trình cầu, đường, 5 năm qua, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) đã được Đảng, Nhà nước đầu tư đã góp phần cải thiện rõ rệt bộ mặt nông thôn ở Văn Chấn. Bản Cóc, xã Sơn A, trước đây đường giao thông ngoằn ngèo, toàn “ổ voi, ổ gà”, đá cuội lởm chởm. Vậy mà, chỉ 5 năm XDNTM, bản Cóc đã khoác lên mình “bộ áo mới”. Bên con đường bê tông phẳng lỳ qua những cánh đồng ngô xanh mướt, bà con nông dân phấn khởi vừa thu hoạch vụ đông vừa làm đất để gieo cấy vụ đông - xuân.

Bà Sa Thị Lìm phấn khởi cho biết: " Đời sống của nhân dân trong thôn đã có đổi thay rất nhiều, nhất là về nhận thức, nếp sống, sinh hoạt cũng như lao động sản xuất. Sự đổi thay đó có phần rất lớn từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước triển khai các nguồn vốn lồng ghép để nhân dân có động lực cùng tham gia XDNTM".

Quan tâm đến đời sống nhân dân, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa mang tính tổng thể vừa chi tiết, cụ thể, phù hợp với từng vùng miền, đồng thời kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện an sinh xã hội và xây dựng xã hội công bằng văn minh.

Những chủ trương, quyết sách được Đảng triển khai có hiệu quả đã tạo niềm tin và động lực thúc đẩy nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện bộ mặt nông thôn. Quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Văn Chấn đã phát huy tiềm năng thế mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 22 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 20%.

Trong 5 năm XDNTM, toàn huyện đã huy động được trên 345 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 35 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn lồng ghép khác. Từ nguồn vốn này, huyện đã bê tông hóa và nhựa hóa trên 120 km đường GTNT, trải cấp phối 486 km và mở mới gần 180 km; kiên cố hoá gần 93 km kênh mương nội đồng, cùng nhiều công trình phòng học, nhà văn hóa thôn, bản.

Ông Sầm Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Sơn A nói: “XDNTM đã cho Sơn A được nhiều cái, đó là được quy hoạch hệ thống giao thông, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, GTNT.... nhưng được nhất vẫn là sự chuyển biến về nhận thức và tư duy của nhân dân. Từ ý thức tự giác trong lao động, sản xuất đến vệ sinh môi trường và tham gia các khoản đóng góp đã giúp địa phương thực hiện thắng nhiệm vụ đề ra".

Mỗi kỳ đại hội của Đảng là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Văn Chấn - những năm qua, “lòng dân, ý Đảng” đã thể hiện sâu sắc, kết tinh bằng những đổi thay đi lên trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi, XDNTM. Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đang ra sức thi đua lao động sản xuất, hướng về Đảng với niểm tin son sắt: Đại hội của Đảng sẽ thành công tốt đẹp.

 Trần Van - Quang Sơn

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục