Sơn A quyết tâm “cán đích” nông thôn mới vào năm 2017

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/3/2016 | 9:39:59 AM

YBĐT- Xã chỉ đạo cùng hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động nhân dân theo phương châm “xây dựng nông thôn mới từ mỗi gia đình, mỗi người dân”, đến nay, Sơn A đã hoàn thành 10/19 tiêu chí nông thôn mới.

Lãnh đạo xã Sơn A kiểm tra một số hạng mục mới đầu tư xây dựng cuối năm 2015, tại thôn Cò Cọi 2.
Lãnh đạo xã Sơn A kiểm tra một số hạng mục mới đầu tư xây dựng cuối năm 2015, tại thôn Cò Cọi 2.

Là một xã nông nghiệp của huyện Văn Chấn, trước đây, kinh tế của người dân Sơn A chủ yếu dựa vào cây lúa nên chậm phát triển. Các tuyến đường giao thông còn nhiều trắc trở, việc đi lại, giao thương giữa các vùng không thuận tiện, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao.

Từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Sơn A đang đổi thay từng ngày, vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2017.

Những chuyển biến tích cực

Sơn A là xã nằm trong vùng lòng chảo Mường Lò, có tổng diện tích tự nhiên 864,37 ha. Toàn xã có 10 thôn, bản với 5.016 nhân khẩu, có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, người Thái và người Mường chiếm gần 90%. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, cũng như phương châm, cơ chế thực hiện. Nhờ đó, hầu hết cán bộ, nhân dân trong xã đều đồng lòng, chung sức ủng hộ. Đến nay, Sơn A đã hoàn thành 10/19 tiêu chí NTM. Trong đó, có những tiêu chí rất khó thực hiện nhưng xã đã phấn đấu hoàn thành như: thủy lợi; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (đạt bằng 95%); hình thức tổ chức sản xuất (đạt năm 2013).

Đảng bộ, chính quyền địa phương nắm bắt, hiểu rõ chủ trương XDNTM là mục tiêu cấp thiết và lâu dài. Ban chỉ đạo cùng hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động nhân dân theo phương châm “XDNTM từ mỗi gia đình, mỗi người dân”; thay đổi tập quán canh tác, đầu tư thâm canh tăng vụ bằng việc đưa cây, con giống chất lượng, năng suất cao vào sản xuất; tích cực xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; nhiệt tình tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng những hành động cụ thể như: ủng hộ tiền của, đóng góp bằng ngày công lao động, hiến đất, hoa màu làm đường giao thông…

Trao đổi về những nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM thời gian qua, đồng chí Sầm Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Sơn A cho biết: “Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã triển khai tích cực các biện pháp, giải pháp ưu tiên cho phát triển nông nghiệp như việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, cơ giới hóa các khâu sản xuất; khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác. UBND xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật SRI xuống hầu hết các thôn trên địa bàn, chiếm trên 80% diện tích, đưa ra dự báo tình hình sâu, bệnh chính xác và chỉ đạo nhân dân khống chế thành công dịch hại. Nhờ đó, cả hai vụ lúa đều đạt năng suất, sản lượng vượt so với kế hoạch đề ra”.

Trẻ em ở Sơn A đến trường trên con đường bê tông sạch - đẹp.

Hết năm 2015, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 410 ha, bằng 100% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt 3.448 tấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ổn định 17%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 15,8 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm còn 17,34% (giảm 4,72%)...

Cùng với nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, huyện, Sơn A đã chủ động, sáng tạo trong trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng phát triển sản xuất. Phong trào làm đường giao thông nông thôn ở địa phương diễn ra theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Giai đoạn 2011 - 2015, xã đã huy động nhân dân đóng góp trên 20.500 ngày công lao động, huy động vốn XDNTM trên 21 tỷ đồng.

Trong đó, Nhà nước đầu tư 8,6 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 7 tỷ đồng, còn lại là các nguồn huy động khác. Các công trình công cộng được xây dựng hoàn thành như: 9 km đường bê tông liên thôn, 6 km đường cấp phối, xây mới 6 phòng học. Đến nay, xã có 8/10 thôn có nhà văn hóa; 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; tu sửa mương máng thủy lợi và một số công trình phụ trợ khác với tổng trị giá trên 9 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước đầu tư trên 6 tỷ đồng, còn lại nhân dân và các nguồn đóng góp khác. Có được diện mạo như hôm nay, người dân và chính quyền địa phương đã có sự đồng lòng, nhất trí cao.

Vui mừng từ những đổi thay của xã và các thôn, bản trong những năm qua, anh Sầm Văn Khoa - người dân thôn Cò Cọi 2 tâm sự: “Mọi người trong thôn rất phấn khởi từ khi có đường bê tông vào thôn, đường làng, ngõ xóm luôn sạch - đẹp, trẻ em đến trường không còn bị lấm bẩn. Mới rồi, lại được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố dẫn nước ra đồng, bà con không còn lo nước để phục vụ canh tác nữa. Bản thân tôi sẽ vận động mọi người trong gia đình tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để địa phương ngày một giàu mạnh hơn”.

Quyết tâm “cán đích”

Đồng chí Sầm Minh Tuấn cho biết thêm: “Thời gian tới, để thực hiện các hạng mục của các tiêu chí còn lại sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã sẽ nỗ lực để thực hiện. Song song với công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích người dân tham gia đóng góp sức người, sức của để hoàn thành các tiêu chí còn lại; chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên tích cực đến từng thôn, bản phối hợp hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo đúng yêu cầu của từng tiêu chí, bảo đảm về thời gian, tiến độ, hiệu quả”.

Để thực hiện tốt mục tiêu, Ban chỉ đạo XDNTM xã đã có những đề xuất, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền tăng nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ; tiếp tục mở lớp tập huấn cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý, cán bộ phụ trách công tác XDNTM của xã và các lớp tập huấn đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào XDNTM.

Quyết tâm “cán đích” NTM theo đúng kế hoạch, đồng chí Đinh Văn Thuyên - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Từ khi triển khai Chương trình, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã xác định đây là cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Quá trình XDNTM tại xã đã nhận được sự quan tâm của tỉnh, huyện và sự chỉ đạo kịp thời của ban chỉ đạo XDNTM các cấp, cũng như sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã. Năm 2016, Sơn A phấn đấu hoàn thành thêm 2 tiêu chí; trong đó, có tiêu chí về môi trường - một trong những tiêu chí rất khó thực hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh”. Hy vọng, đây sẽ là nguồn động lực cho Sơn A tiếp tục hoàn thành những bước cuối trong chặng đường XDNTM.

Vũ Đồng

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục