Nga Quán: Nông thôn mới thành hiện thực

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2016 | 3:24:40 PM

YBĐT - Chẳng còn cái cảm giác mông lung, mơ hồ như những ngày đầu bắt tay vào triển khai thực hiện, khó khăn đang lùi khi mà dáng dấp, diện mạo của một xã nông thôn mới (NTM) đã dần hiện hữu ở Nga Quán, huyện Trấn Yên.

Những con đường được bê tông hóa tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, phát triển kinh tế.
Những con đường được bê tông hóa tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, phát triển kinh tế.

NTM đã đến từng nhà và mục tiêu “cán đích” xã NTM trong năm nay của địa phương sẽ không còn là mơ ước. Chia sẻ về chặng đường 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhiều người dân xã Nga Quán cảm nhận thành quả ấy như một giấc mơ có thật.

5 năm, đó là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để Đảng bộ, chính quyền xã Nga Quán huy động cao nhất nguồn lực trong nhân dân và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, của tỉnh, của huyện để kiến thiết cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn; chuyển đổi ngành, nghề, lao động theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn.

Chủ tịch UBND xã Nga Quán - Phạm Thăng Long bộc bạch: “Chúng tôi nhận thức rất rõ rằng, được tham gia vào Chương trình xây dựng NTM thực sự là “cơ hội vàng” để khơi dậy và phát huy nguồn nội lực trong nhân dân, cũng như tận dụng triệt để các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà Nga Quán vốn là địa phương nghèo. Nếu không có cú hích và đòn bẩy động lực từ Chương trình này thì rất khó để có được sự đổi thay như hôm nay”.

 Chuyện xây dựng NTM ở Nga Quán chẳng khác nào một cuộc cách mạng về tư tưởng. Và khi người dân nhận thức thấu đáo lợi ích, mục tiêu cao nhất mà Chương trình hướng đến - đó là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thì nhà nhà, người người đồng thuận. Khó khăn nội tại của nền kinh tế thuần nông manh mún, lại quanh năm ngập úng đặt ra sức ép và quyết tâm cao đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương khi bắt tay vào thực hiện các tiêu chí NTM, nhất là làm sao để tạo ra được sự chuyển đổi mới trong tư duy làm kinh tế của người dân vốn quanh năm chỉ quen với đồng ruộng.

Có thuận lợi nằm gần trung tâm huyện và chỉ cách trung tâm tỉnh chưa đầy 10 km, lại có tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang chạy qua địa bàn; có tuyến đường sông thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giao thương buôn bán trong và ngoài vùng; địa bàn hẹp và dân cư tập trung nên Nga Quán không quá khó để hoàn thành tiêu chí về giao thông. Với cách làm linh hoạt, công khai, minh bạch, lấy sức dân làm chính, chỉ trong 3 năm, từ năm 2013 - 2015, xã đã thực hiện kiên cố hóa 4,5 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng.

Trên thực tế, việc chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ đã tạo ra sự chuyển dịch lớn lao động trên lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hình thành các ngành nghề mới trong dân, mà rõ nhất là lực lượng lao động có tay nghề như thợ xây dựng, mộc xẻ…

Ở nhiều địa phương, để đạt tỷ lệ lao động nông thôn đạt chuẩn theo tiêu chí là điều không dễ thì với 41% lao động hoạt động trên lĩnh vực phi nông nghiệp đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 93%, Nga Quán sớm trở thành một trong số không nhiều địa phương của huyện Trấn Yên hoàn thành tiêu chí khó này.

Nhìn lại hành trình xây dựng NTM ở Nga Quán không thể không vui khi mà chủ trương, đường lối của Đảng và nguồn lực của Nhà nước hợp với sức dân đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương. Người dân tin hơn, đồng thuận hơn với các chủ trương của Đảng, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp. Những chương trình kinh tế lớn của tỉnh, của huyện và của xã đã đi vào lòng dân, phát huy hiệu quả, cải thiện và nâng cao một bước đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân.

Điều bất ngờ sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM đó là từ một xã nghèo của huyện Trấn Yên, Nga Quán đã đột phá vươn lên trở thành địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, đạt 28,1 triệu đồng/người/năm. Năm 2016, tính theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn xã còn 8,3% hộ nghèo. Trên 95% số nhà ở của dân trên địa bàn xã là nhà xây kiến cố và bán kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Đến nay, Nga Quán đã đạt 16/19 tiêu chí NTM.

Cũng theo ông Phạm Thăng Long, hiện tại, địa phương còn 3 tiêu chí chưa đạt gồm tiêu chí về cơ sở văn hóa, mà cụ thể là việc xây dựng khu thể thao của xã. Đối với công trình này, hiện tại, xã đã huy động sức dân hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, chỉ chờ nguồn vốn trên cấp về là khởi công xây dựng. Tiêu chí về trường học, nhu cầu cần xây dựng mới các phòng chức năng, phòng hành chính và các hạng mục khác đối với cơ sở Trường Tiểu học và THCS Nga Quán để nâng lên đạt chuẩn quốc gia. Riêng tiêu chí về môi trường đang được triển khai thực hiện tốt, phấn đấu đến tháng 6 sẽ hoàn thành.

Nga Quán đang trên đường “nước rút” cán đích NTM với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và mong đợi của mỗi người dân. Mục tiêu phấn đấu đạt xã chuẩn NTM vào năm 2016 đã và đang trở thành hiện thực.

Minh Thúy

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục