Phúc An tập trung thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/6/2016 | 9:37:10 AM

YBĐT - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tiêu chí thu nhập được xác định là một trong những tiêu chí khó đối với địa phương miền núi đặc biệt khó khăn. Để thực hiện tiêu chí này, xã Phúc An, huyện Yên Bình đã chủ động khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM.

Nghề đan rọ tôm ở thôn Đồng Tý xã Phúc An (Yên Bình).
Nghề đan rọ tôm ở thôn Đồng Tý xã Phúc An (Yên Bình).

Đồng chí Trần Tiến Thơm, Chủ tịch UBND xã cho biết “Là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình với 70% là người dân tộc thiểu số: Dao, Cao Lan, Tày, phần lớn đời sống của người dân Phúc An dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập được coi là tiêu chí "cốt lõi" tạo đòn bẩy thực hiện các tiêu chí khác bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã. Để thực hiện được tiêu chí này, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển du lịch và trồng rừng”.

Ngoài ra, xã cũng triển khai các dự án dạy nghề, tạo việc làm cho lao động địa phương để bản thân mỗi người dân tự có ý thức trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập. Hiện xã Phúc An có 115 ha đất lúa, 19 ha đất trồng ngô, 120 ha sắn, 25 ha khoai lang, 40 ha lạc và 10 ha cây ăn quả. Đàn gia súc phát triển tốt với 642 con trâu, 96 con bò, 300 con dê, 3.400 con lợn.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của xã còn manh mún, nhỏ lẻ chưa tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả thu được còn thấp. Qua 5 năm triển khai XDNTM (2011 - 2015) mức thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 14 triệu đồng/năm, toàn xã còn 335 hộ nghèo (chiếm 44%), xã vẫn chưa hoàn thành tiêu chí thu nhập.

Gia đình ông Nguyễn Văn Các, thôn Khe Tam, người đi đầu trong việc tận dụng nguồn cỏ ven hồ Thác Bà phát triển chăn nuôi dê ở thôn cho biết: “Từ chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của xã, năm 2011 gia đình tôi đã bắt đầu nuôi dê, đến nay có trên 20 con. Ngoài ra, gia đình cũng chăn nuôi thêm lợn gà, làm 4 sào ruộng, tận dụng hết diện tích đất để phát triển sản xuất, song kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tổng thu nhập chỉ đạt gần 80 triệu đồng cho 6 khẩu”.

Thôn Khe Tam có 45 hộ, 210 khẩu, thì có 8 hộ nuôi dê với tổng số trên 100 con nhưng mỗi năm cũng chỉ bán ra thị trường 20 - 30 con dê thịt, thu được trên 100 triệu đồng. Nếu chia ra nhà nhiều nhất cũng mới chỉ được 20 triệu đồng, chưa mang lại giá trị cao cho người dân. Không chỉ có Khe Tam, thôn Đồng Tý xã Phúc An kinh tế cũng khá khó khăn bởi diện tích ruộng rất ít. Thôn có hơn 100 hộ thì 80% dân số làm nghề đan rọ tôm.

Ông Nguyễn Văn Các - thôn Khe Tam, xã Phúc An (Yên Bình) phát triển mô hình chăn nuôi dê nâng cao thu nhập.

Chị Đàm Thị Vân chia sẻ: “Gia đình có ít ruộng nên chồng tôi thì đi đánh rọ trên hồ còn tôi ở nhà đan rọ, vừa phục vụ nhu cầu của gia đình vừa bán. Mỗi ngày nhiều lắm thì đan được 20 chiếc, nếu cứ có đầu ra ổn định, 3.000 đồng/ chiếc thì cuộc sống cũng tạm ổn. Nhưng rọ tôm không phải lúc nào cũng bán được, nên cuộc sống khó khăn lắm. Cũng vì thế nên cả 3 cháu học xong lớp 9 đã nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ”.

Qua tìm hiểu ở Phúc An ngoài diện tích ruộng, đồi rừng xã còn có diện tích mặt nước khá lớn với 640 ha nhưng việc chăn nuôi thuỷ sản lại chưa phát triển, cả xã chỉ có 13 lồng cá và hiệu quả thu được lại rất thấp do nguồn nước ô nhiễm, người dân đầu tư nuôi cá hay bị bệnh.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND xã Trần Tiến Thơm: “Tiến độ XDNTM của xã còn nhiều hạn chế do việc quy hoạch chưa kịp thời rà soát, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về thay đổi tập quán canh tác, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới, xã sẽ áp dụng đưa các dự án, mô hình nuôi, trồng hiệu quả vào thử nghiệm, giúp người dân thay đổi tư duy, cách thức phát triển kinh tế. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất như: chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn nái kết hợp với lợn thịt, chăn nuôi thủy sản trên eo ngách hồ Thác bà, trồng cây ăn quả mỗi mô hình từ 0,5 ha trở lên... phấn đấu đưa mức bình quân thu nhập đầu người lên 44 triệu đồng/năm vào năm 2020”.

Minh Huyền

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục