Nghĩa Lộ nỗ lực thực hiện tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/7/2016 | 3:00:12 PM

YBĐT - Tiêu chí số 10 về thu nhập trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được thị xã Nghĩa Lộ xác định là nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm để tạo điều kiện, cơ sở thực hiện tốt các tiêu chí khác trong XDNTM.

Nông dân xã Nghĩa Lợi được hỗ trợ máy cày bừa phục vụ sản xuất.
Nông dân xã Nghĩa Lợi được hỗ trợ máy cày bừa phục vụ sản xuất.

Xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc của thị xã Nghĩa Lộ khi bước vào thực hiện XDNTM, thu nhập bình quân mới đạt từ 10 - 13 triệu đồng/người/năm vì lao động chủ yếu thuần nông, ngành nghề phụ còn hạn chế, năng suất, chất lượng lao động chưa cao, trình độ tay nghề thấp… Tuy nhiên, bên cạnh đó, 3 xã cũng có những thuận lợi như: điều kiện canh tác thuận lợi, người dân cần cù, chịu khó, lực lượng lao động trẻ, dám nghĩ, dám làm…

Trên cơ sở phân tích những tiềm năng, lợi thế của địa phương, chỉ ra những khó khăn, hạn chế để khắc phục, thị xã đã xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2014 - 2016”; Dự án “Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp” và các dự án thử nghiệm giống cây, con mới. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất hàng năm của tỉnh, thị xã đã hỗ trợ 3 xã trên 2,76 tỷ đồng để xây dựng 15 mô hình phát triển sản xuất.

Đồng thời, hàng năm, thị xã đã tập trung nguồn lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn như: vốn Chương trình 135, chương trình hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng, vốn chương trình khuyến công, vốn sự nghiệp khoa học… với số tiền trong 5 năm là trên 7 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

Các mô hình được thực hiện như: mô hình sản xuất lúa hàng hóa hàng năm duy trì bình quân 500 ha/vụ, mô hình trồng hoa trong nhà lưới, trồng cà chua, súp lơ xanh vụ đông, trồng ngô nếp tím, ngô HN88, trồng nấm sò, trồng nấm rơm trái vụ, nuôi chim bồ câu Pháp… Các mô hình phát triển sản xuất đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, cách thức tổ chức sản xuất của người nông dân từ sản xuất quảng canh sang sản xuất hàng hóa nên tạo sự chủ động trong thời vụ sản xuất, cơ cấu giống, công tác phòng trừ sâu, bệnh.

Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính trong năm, đạt tỷ lệ 75% diện tích đất 2 vụ lúa trở lên. Hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp được nâng lên rõ rệt, đã có một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, bước đầu mang tính đặc trưng của vùng như: gạo Séng cù, ngô nếp tím, cà chua, nấm rơm..., góp phần để sản xuất nông nghiệp của thị xã trong 5 năm qua luôn đạt được kết quả toàn diện trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và sản lượng.

Thu nhập đất lúa thị xã năm 2015 đạt 126 triệu đồng/ha, tăng 67% so với năm 2010. Diện tích vụ đông 3 xã năm 2015 đạt 280 ha, tăng 40% so với năm 2010. Diện tích lúa hàng hóa 3 xã năm 2015 đạt bình quân 267 ha/vụ, tăng 48% so với năm 2010.

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực. Đến nay, 3 xã đã có 140 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với 185 lao động, tăng 54 cơ sở so với năm 2010.

Một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến như: cơ sở sản xuất gạch không nung của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Phát, xưởng sản xuất thảm hạt của Doanh nghiệp tư nhân Liên Thức (xã Nghĩa Phúc); cơ sở sản xuất gạch không nung của ông Chu Văn Phát, cơ sở sản xuất chế biến gỗ rừng trồng của ông Chu Văn Hậu (xã Nghĩa An). Thương mại - dịch vụ phát triển tương đối nhanh. 3 xã hiện có 126 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ.

Đặc biệt, trong dịch vụ đã có thêm ngành nghề có tính mới so với các vùng trong tỉnh như: du lịch cộng đồng, ẩm thực dân tộc... 3 xã có 25 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng và ẩm thực dân tộc. Đến năm 2015, số hộ sản xuất phi nông nghiệp của 3 xã là 266 hộ, chiếm tỷ lệ 12,41%, tăng so với năm 2010 là 9,41%. Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân cũng được quan tâm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người tại 3 xã đạt từ 18 - 20 triệu đồng/người (cập với chuẩn thu nhập của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM). Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và tương đối bền vững, giảm bình quân 4%/năm.

Việc 3 xã đạt tiêu chí số 10 đã tạo tiền đề, cơ sở để thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí khác. Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, các xã đều đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Cụ thể: xã Nghĩa An đạt 15/19 tiêu chí, xã Nghĩa Lợi đạt 13/19 tiêu chí, xã Nghĩa Phúc đạt 11/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa hoàn thành đều đạt mức từ 50% các chỉ tiêu trở lên.

Để tiếp tục nâng cao thu nhập ổn định lâu dài cho người dân và cũng là tạo tiền đề quan trọng để các xã đạt tiêu chí về giảm tỷ lệ hộ nghèo trong XDNTM, thị xã đặt ra mục tiêu Nghĩa An, Nghĩa Lợi sẽ đạt tiêu chí số 11 (hộ nghèo) vào năm 2017, Nghĩa Phúc đạt vào năm 2018.

Thị xã sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu nội ngành nông nghiệp; duy trì ổn định và nâng cao chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung gắn với XDNTM, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết trong sản xuất, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn…

Hạnh Quyên

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục