Xây dựng Đề án đưa huyện Trấn Yên cơ bản đạt tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2020

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/10/2017 | 1:42:31 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 3/10, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh  đã chủ trì buổi làm việc của UBND tỉnh về xây dựng Đề án xây dựng huyện Trấn Yên cơ bản đạt tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2020; kế hoạch xây dựng từ 3 đến 5 xã đạt tiêu chí chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong 3 năm, từ 2017 - 2019.

Cùng tham dự có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Trấn Yên; lãnh đạo UBND các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên.

Đề án xây dựng huyện Trấn Yên cơ bản đạt tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2020 được xây dựng tập trung vào 3 nội dung chính là: nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với 6 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016; tập trung xây dựng hoàn thành 15 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2017 - 2020 để có 100% số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới; nâng cao chất lượng các tiêu chí đã cơ bản hoàn thành và tập trung xây dựng hoàn thành các tiêu chí chưa đạt trong tổng thể 9 tiêu chí chung theo quy chuẩn của huyện nông thôn mới, trong đó có 6 tiêu chí đã xác định cơ bản đạt chuẩn, còn 3 tiêu chí đang phấn đấu. 

Ngoài việc xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định hiện hành, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu yêu cầu phải đạt thêm 6 tiêu chí về: phát triển sản xuất; thu nhập; hộ nghèo; kết cấu hạ tầng; giáo dục - y tế -văn hóa- môi trường và tiêu chí về hệ thống chính trị.

Về kế hoạch xây dựng từ 3 đến 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong 3 năm (từ 2017 - 2019), trên cơ sở đăng ký của các huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn 5 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2017 - 2019 gồm: Việt Thành (Trấn Yên), Liễu Đô (Lục Yên) Đông Cuông (Văn Yên), Thượng Bằng La (Văn Chấn), Đại Minh (Yên Bình).

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào một số vấn đề như: khó khăn trong việc xác định cụ thể nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh, từ huyện hoặc từ xã trong thực hiện Đề án; việc huyện Trấn Yên vẫn còn 3 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống người dân chủ yếu còn dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao nên khó khăn trong việc huy động các nguồn lực và việc cần làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành trong triển khai thực hiện Đề án…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Đề án xây dựng huyện Trấn Yên cơ bản đạt tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2020 là Đề án của UBND tỉnh Yên Bái cho nên các sở, ngành có trách nhiệm tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình. 

Để tiếp tục hoàn thiện Đề án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các bên liên quan cần bổ sung làm rõ các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của từng xã, từng huyện; xác định rõ những tiêu chí cần nguồn lực đầu tư và các tiêu chí không cần nguồn lực đầu tư, nhu cầu vốn, cơ cấu các nguồn vốn để thực hiện các tiêu chí. 

Trong nội dung Đề án cần bổ sung thêm việc phân tích các cơ cấu nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên. Trong nhóm các giải pháp cần bổ sung việc kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện các giải pháp theo hàng quý, hàng năm; việc đa dạng hóa các nguồn lực; bổ sung các chính sách đặc thù, ưu tiên việc phân bổ nguồn lực của trung ương và của tỉnh, điều chỉnh cơ chế quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng huyện Trấn Yên tiếp thu ý kiến, góp ý tại buổi làm việc để bổ sung, hoàn thiện Đề án. Huyện Trấn Yên tính toán, xác định các nguồn lực, khả năng thực hiện các tiêu chí và đề xuất lộ trình thực hiện các chương trình theo từng giai đoạn. 

Các sở, ngành chủ động làm việc với huyện Trấn Yên để xác định rõ từng tiêu chí phụ trách, nhu cầu nguồn lực và đưa ra lộ trình để hoàn thành các tiêu chí này. 

Sở Kế hoạch -Đầu tư và Sở Tài chính cần đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù; rà soát lại kế hoạch đầu tư công, kế hoạch thu chi ngân sách năm 2018 theo hướng bổ sung, điều tiết cho huyện Trấn Yên để hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Hoài Văn

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục