Đồng Khê nỗ lực thực hiện các tiêu chí khó

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/10/2017 | 7:11:11 AM

YBĐT - Đến nay, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã đạt 11/19 tiêu chí. Xã đang tiếp tục thực hiện vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đặc biệt là nỗ lực hoàn thành các tiêu chí khó như: giao thông, môi trường, thu nhập, hộ nghèo… phấn đấu đưa xã về đích NTM vào năm 2019.

Đường giao thông được bê tông hóa đã giúp giao thương đi lại thuận tiện.
Đường giao thông được bê tông hóa đã giúp giao thương đi lại thuận tiện.

Xác định giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện, nhưng có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy để thực hiện các tiêu chí khác, 6 năm qua, xã Đồng Khê đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của huyện, tỉnh và Nhà nước để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông nông thôn.
 
Đến nay, xã đã xây mới, sửa chữa, nâng cấp, cứng hóa được gần 6 km bê tông, giải cấp phối 7,6 km ở các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm và trục chính nội đồng; sửa chữa, nâng cấp cầu, cống đạt chuẩn tạo điều kiện phục vụ sản xuất, đi lại cho người dân.
 
Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công trình gần 7 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 2,7 tỷ đồng, trên 2.500 ngày công… Môi trường - tiêu chí 17 trong XDNTM tuy không tốn nhiều vốn đầu tư như các tiêu chí giao thông, thủy lợi... song, không dễ thực hiện đối với địa bàn vùng cao, dân tộc thiểu số chiếm 64% như Đồng Khê.
 
Do vậy, cùng với huy động nguồn lực xây dựng các công trình: nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh... xã Đồng Khê phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu; hướng dẫn bà con xây dựng nếp sống văn hóa. Khi nhận thức thay đổi thì hoạt động cải tạo và bảo vệ môi trường mới hiệu quả.
 
Từ đó đến nay, xã có 92% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 79% hộ gia đình có nhà vệ sinh, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường; mỗi hộ dân đã chủ động đào 1 hố rác gia đình để thu gom xử lý rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng… 

Tuy nhiên, xã chưa thành lập được tổ thu gom rác và chưa có kinh phí để cung cấp hóa chất xử lý rác thải cho nhân dân.

Ông Hoàng Ngọc Xanh - Chủ tịch UBND xã Đồng Khê cho biết: "Xã đã xây dựng lộ trình để thực hiện các tiêu chí còn lại trong bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM một cách cụ thể, chi tiết, hợp lý. Bên cạnh các tiêu chí được đánh giá là khó thực hiện như giao thông, môi trường thì tiêu chí số 10 - thu nhập và tiêu chí số 11 - tỷ lệ hộ nghèo cũng được xã xác định là tiêu chí khó do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và sự đóng góp, chủ động cao của nhân dân". 

"Để thực hiện 2 tiêu chí này, Đồng Khê đã tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, lựa chọn các cây, con giống có năng suất, chất lượng cao, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; tích cực thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đầu tư, đưa cơ giới hóa vào sản xuất…” - ông Xanh trao đổi.
 
Bằng các nguồn vốn hỗ trợ, nhân dân Đồng Khê đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mới như: trồng nấm rơm của gia đình anh Hoàng Đình Duyên ở thôn Ao Sen; mô hình trồng măng tây xanh của ông Đinh Xuân Việt ở thôn Minh Đồng; mô hình trồng cam của ông Bùi Đình Năm ở thôn Đồng Sặt…; chuyển đổi đất ruộng kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, dưa lê, chanh không hạt… mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa.
 
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ người có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%. Tuy nhiên, ở Đồng Khê có sự chênh lệch thu nhập lớn giữa các hộ dân nên tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn cao chiếm 36,4%, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, xã mong muốn tỉnh và huyện đầu tư kinh phí để thực hiện các nội dung XDNTM. Đồng thời, tiếp tục triển khai các đề án, dự án phát triển kinh tế tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia thực hiện nhằm phát triển ngành nghề nông thôn, đẩy mạnh thương mại dịch vụ, nâng cao thu nhập cho nhân dân, để xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019.

Hoài Anh

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục