Phú Thịnh về đích nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/10/2017 | 7:15:24 AM

YBĐT - Điểm nổi bật của Phú Thịnh sau hơn 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới là, xã đã có gần 100 hộ hiến đất với diện tích 4.157 m2 để mở rộng đường giao thông nông thôn. 

Các tổ chức, đoàn thể xã Phú Thịnh thăm mô hình trồng bưởi Khả Lĩnh của ông Bùi Xuân Trường, thôn Đồng Tâm.
Các tổ chức, đoàn thể xã Phú Thịnh thăm mô hình trồng bưởi Khả Lĩnh của ông Bùi Xuân Trường, thôn Đồng Tâm.


Về xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình những ngày này, đi trên những con đường quê, chúng tôi thấy vùng đất này hôm nay đã có nhiều đổi mới. Đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp, nhiều ngôi nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại mọc lên san sát. Phú Thịnh đang chuẩn bị cho lễ công bố quyết định đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Đảng ủy, chính quyền địa phương xác định, đây là nhiệm vụ trọng tâm, bởi vậy xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý XDNTM, với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong XDNTM. Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, được triển khai đến tất cả 6 thôn.
 
Ông Nguyễn Trung Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Những ngày đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, xã đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn để bàn bạc, triển khai các bước thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn. Cán bộ Ban Quản lý XDNTM của xã được cử tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức và tập trung nghiên cứu các văn bản, tài liệu hướng dẫn để nâng cao kiến thức về các tiêu chí. 

Trong quá trình triển khai, một số chính sách về XDNTM có sự thay đổi điều chỉnh, nhưng với sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước và đặc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân, nên đến nay xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí về XDNTM (không quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn) và xã chuẩn bị được xét và công nhận xã đạt chuẩn XDNTM dự kiến vào cuối tháng 11 tới”.

Điểm nổi bật của Phú Thịnh sau hơn 6 năm triển khai XDNTM là, xã đã có gần 100 hộ hiến đất với diện tích 4.157 m2 để mở rộng đường giao thông nông thôn. Nhân dân còn tự nguyện tham gia hàng chục ngàn ngày công, đóng góp nhiều vật liệu làm đường bê tông nông thôn, phá bỏ nhiều tường rào xây và chặt phá hàng trăm cây xanh các loại lấy mặt bằng xây dựng công trình; chủ động sửa sang nhà cửa, vận động các hộ chỉnh trang khu dân cư theo quy hoạch đề ra.
 
Với sự đồng thuận, cố gắng của nhân dân, tổng kinh phí thực hiện chương trình XDNTM của xã đến nay đạt trên 103 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước trên 22 tỷ đồng, ngân sách xã, nhân dân đóng góp tiền, ngày công, vật liệu xây dựng và nguồn huy động khác đạt trên 81 tỷ đồng. 

Nhiều công trình đã được khởi công đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng tốt như nhựa hóa, bê tông hóa 8,3 km đường trung tâm xã đến đường huyện; các trục đường thôn, xóm dài 12,65 km đã bê tông hóa được 7,88 km và số còn lại cũng đảm bảo đi lại không bị lầy lội vào mùa mưa.
 
Hệ thống thủy lợi có 16 công trình với tổng chiều dài kênh mương 6,664 km, đến nay đã kiên cố hóa được 4,39 km, cơ bản đáp ứng đủ nước tưới tiêu cho gần 80 ha ruộng nước cấy 2 vụ/năm. 

Cơ sở vật chất văn hóa, năm 2016, đã xây dựng xong nhà văn hóa xã với quy mô gần 200 chỗ ngồi và kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng. Xã có sân vận động gần trung tâm xã, thường xuyên tổ chức các giải bóng đá thanh niên mở rộng giao lưu giữa các thôn và xã lân cận, thu hút đông đảo thanh niên luyện tập.
 
Tất cả 6/6 thôn có nhà văn hóa đảm bảo 100 chỗ ngồi/nhà, tổng kinh phí thực hiện 2 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 1,2 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 800 triệu đồng, đáp ứng mọi tiêu chuẩn theo quy định. 

Triển khai XDNTM, Phú Thịnh có 2 tiêu chí gặp khó khăn nhất, đó là tiêu chí về nhà ở dân cư và tiêu chí hộ nghèo. Về nhà ở dân cư, qua rà soát xã còn 71 hộ chưa đạt chuẩn về nhà ở dân cư theo quy định XDNTM. Để hoàn thành tiêu chí này, xã đã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền vận động anh em, họ hàng, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các hộ xóa nhà dột nát.
 
Với sự nỗ lực phấn đấu, đến nay 71 nhà dột nát trên đã được thay thế bằng nhà xây, bình quân trên 200 triệu đồng/nhà. Thực hiện tiêu chí về hộ nghèo, qua bình xét năm 2011, xã còn 244 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 31%.
 
Để giảm nghèo nhanh, bền vững, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gắn với triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của xã xuống còn 9,5%; thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 17 triệu đồng/người/năm, tăng lên 32,3 triệu đồng/người/năm 2017.
 
Một số tiêu chí khác như: điện lưới quốc gia được đầu tư, đảm bảo 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; hệ thống trường học được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn quốc gia… góp phần quan trọng để xã hoàn thành các tiêu chí về XDNTM theo đúng kế hoạch đề ra.

Hiện nay, ở Phú Thịnh ngày càng xuất hiện nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ như: vật liệu xây dựng, hàng tạp hóa, may mặc... Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, các tổ chức đoàn thể của xã còn tích cực đẩy mạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn như: may, mộc dân dụng, trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa… 


Đây là động lực quan trọng để Phú Thịnh tiếp tục phát triển, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Thạch Phong

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục