Văn Yên ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng mô hình kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/11/2017 | 1:46:00 PM

YBĐT - Mục tiêu của huyện Văn Yên phấn đấu đến năm 2020 có 10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong quá trình thực hiện, huyện Văn Yên đã ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. 

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình ông Vũ Gia Biên ở thôn 3, xã Lâm Giang.
Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình ông Vũ Gia Biên ở thôn 3, xã Lâm Giang.

Trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM, xã Yên Phú đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp với những mô hình kinh tế mới, hiệu quả. Xã đã tập trung vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường đầu ra cho sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
 
Đến nay, xã đã quy hoạch phân vùng sản xuất rõ rệt gồm: vùng sản xuất lúa Chiêm hương 145 ha, ổn định 50 ha luân canh 3 vụ trên diện tích đất màu bãi, 145 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Đồng thời, hình thành các mô hình nông nghiệp như: mô hình VAC, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trâu hàng hóa, nuôi cá lồng…
 
Đồng thời, tiến hành xây dựng mô hình kinh tế mới và hiệu quả, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. Tiêu biểu là địa phương đã hình thành và phát triển mô hình trồng hành lá xuất khẩu của Hợp tác xã Dịch vụ Phú Đạt và mô hình trồng húng quế của Tổ hợp tác Mạnh Cường đã tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động có thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tiêu thụ, giá thành cạnh tranh, đặc biệt là gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã.

Với Yên Hợp, xác định sản xuất nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, trong 6 năm triển khai nhiệm vụ xây dựng NTM, xã đã chỉ đạo sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết đầu ra cho sản phẩm, từng bước củng cố các chuỗi liên kết ổn định, bền vững.
 
Đặc biệt, lựa chọn các cây, con giống có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất như: mô hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI với 5 ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình trồng khoai tây Đức giống Marabell cho năng suất và hiệu quả cao 22 ha; mô hình rau an toàn 1,3 ha; mô hình trồng cây dược liệu 3 ha; mô hình trồng nấm linh chi; mô hình chuối ngự…
 
 
Vùng sản xuất chè của xã Yên Hợp
 
Trong chăn nuôi, xã đã phát triển và duy trì 4 mô hình trâu, bò mỗi mô hình trên 10 con, 5 mô hình chăn nuôi lợn nái 15 con/hộ và 5 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp 5 lợn nái và 50 lợn thịt, 3 cơ sở chăn nuôi thỏ quy mô từ 100 con trở lên.
 
Bên cạnh đó, người dân đã tích cực tận dụng nguồn phân, rơm rạ để ủ phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng. Cán bộ khuyến nông tích cực hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, tổ chức 85 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt tại các thôn, bản với hơn 2.000 lượt người tham gia.
 
Đến nay, xã đã quy hoạch và chia làm 6 vùng phát triển kinh tế theo tiềm năng phát triển, cụ thể: vùng phát triển cây lúa và cây ngắn ngày khoảng 120 ha; vùng phát triển cây chè 131 ha; vùng phát triển cây lâm nghiệp khoảng 1.000 ha, trong đó, cây quế khoảng 800 ha, cây keo khoảng 100 ha...; vùng chăn nuôi đại gia súc,  gia cầm; vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với nuôi thủy cầm diện tích 12 ha mặt nước.

Quá trình triển khai các biện pháp xây dựng NTM, huyện Văn Yên đã ưu tiên đầu tư trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp với việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiêu biểu là cánh đồng lúa một giống Chiêm hương ở xã An Thịnh, diện tích 100 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất lúa vụ xuân đạt 51,2 tạ/ha, sản lượng đạt 512 tấn.
 
Mô hình trồng khoai tây vụ đông thực hiện 20 ha; trong đó: xã Yên Hợp 15 ha, Tân Hợp 2,5 ha, thị trấn Mậu A 2 ha và xã Nà Hẩu 0,5 ha, năng suất trung bình đạt 120 tạ/ha, sản lượng 240 tấn, hiệu quả kinh tế đạt gần 60 triệu đồng/ha. Đề án trồng măng tre Bát độ với diện tích đã trồng mới 58,7 ha.
 
Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất, qua đó, triển khai nhiều mô hình liên kết sản xuất, cụ thể: dự án trồng gừng với diện tích 13 ha; dự án trồng hành lá xuất khẩu với diện tích đã trồng 5 ha, năng suất trung bình 119 tạ/ha; mô hình trồng húng quế với hình thức sản xuất tổ hợp tác, đã trồng 5 ha.
 
Hiện nay, các loại cây trồng này đều sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho nhân dân. Trong chăn nuôi, huyện đã tập trung phát triển theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững; hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Năm 2017, huyện đã triển khai một loại các đề án chăn nuôi theo quyết định của tỉnh và của huyện, thực hiện giải ngân cho 47 cơ sở chăn nuôi các loại theo chính sách hỗ trợ của tỉnh với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, đạt 67,6% so với kế hoạch.
 
Hiện tổng đàn gia súc chính của huyện ước đạt 109.367 con, đạt 92,3% so với kế hoạch. trong đó, trâu 19.492 con, bò 1.120 con, lợn 88.755 con; đàn gia cầm đạt 775.630 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại trong những tháng đầu năm ước đạt 7.261,5 tấn; trong đó: sản lượng thịt hơi đàn gia súc chính 6.320,7 tấn. Điều này đã góp phần làm cho nền nông nghiệp của huyện Văn Yên có bước chuyển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể.
 
Ông Vũ Quang Hải – Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Trong xây dựng NTM, huyện ưu tiên vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp gắn với phát huy lợi thế từng vùng. Huyện đã xây dựng kế hoạch và thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình xây dựng NTM năm 2017 với tổng mức vốn đầu tư 4.312 triệu đồng cho 22 xã trên địa bàn; đồng thời, triển khai các đề án trồng trọt và chăn nuôi với các loại cây, con giống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Với việc phát triển nông lâm nghiệp, hình thành các mô hình liên kết sản xuất, huyện Văn Yên nói chung và các xã NTM nói riêng đã thực sự có những thay đổi toàn diện từ hình thức tổ chức sản xuất, tư duy, phương thức sản xuất, đặc biệt hình thành các mô hình sản xuất mới có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thu Nhài (Đài TT–TH Văn Yên)

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục