Y Can tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/6/2018 | 1:51:40 PM

YBĐT - Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Y Can (Trấn Yên) là xã xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, đời sống nhân dân chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao… 

Lãnh đạo xã Y Can kiểm tra thi công nhà văn hóa xã.
Lãnh đạo xã Y Can kiểm tra thi công nhà văn hóa xã.


Đây là những khó khăn trong quá trình  triển khai thực hiện chương trình XDNTM nhưng xã đã chú trọng tuyên truyền, vận động để mọi người thấy rõ vai trò trách nhiệm trong việc triển khai XDNTM và thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Bà Trần Thị Thu - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Là xã có gần 1.000 hộ với 2 dân tộc sinh sống là người Kinh và người Dao. Ngay từ khi triển khai chương trình XDNTM năm 2012, bên cạnh những thuận lợi, xã cũng gặp không ít khó khăn như một số cán bộ từ xã đến thôn còn nhiều bỡ ngỡ, dẫn đến nắm bắt thông tin và công tác triển khai chưa kịp thời; một số bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nguồn lực đóng góp của nhân dân hạn chế, dẫn đến tiến độ thực hiện một số tiêu chí còn chậm… Đến nay, sau 7 năm triển khai thực hiện, xã đã đạt 14/19 tiêu chí NTM và những tiêu chí còn lại đang được tích cực triển khai, với mục tiêu phấn đấu cuối năm 2018 xã sẽ đạt chuẩn NTM”.

Điểm nổi bật của Y Can sau 7 năm triển khai XDNTM là xã đã có trên 100 hộ hiến đất mở rộng đường theo tiêu chí NTM. Nhân dân còn tự nguyện phá bỏ nhiều tường rào xây và chặt phá hàng trăm cây xanh các loại. Các tổ chức đoàn thể cùng với nhân đóng góp trên 20.000 công lao động để mở rộng, kiên cố hóa mặt đường và kênh mương nội đồng, xây nhà văn hóa thôn…
 
Đến nay, tổng kinh phí đã thực hiện 68 tỷ 350 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước 19 tỷ 450 triệu đồng; vốn vay tín dụng 32 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 2,5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 14 tỷ 400 triệu đồng. 

Với nguồn kinh phí trên, các công trình đã được khởi công xây dựng đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng tốt như tuyến đường liên xã 21,5 km và trục đường liên thôn 20,5 km đến nay đã bê tông hóa được 12 km đường liên thôn đang bê tông hóa 4,5 km gồm các tuyến: đường thôn Thắng Lợi đi thôn Hạnh Phúc dài 2 km; đường nội thôn Quyết Thắng, Quyết Tiến, Bình Minh và Thắng Lợi chiều dài 2 km…; 4 công trình thủy lợi hồ chứa gồm: đập Nhà Tần, hồ Tự Do, đập Khe Sặt, đập Khe Sắt đều là hồ chứa đầu mối kiên cố, phát huy tốt năng lực tưới tiêu đảm bảo phục vụ cho sản xuất.
 
Hệ thống kênh mương nội đồng với chiều dài 14,1 km, đã được bê tông hóa 12 km đáp ứng nước tưới cho cây trồng 3 vụ/năm. Điện lưới quốc gia được đầu tư nâng cấp và đảm bảo 100% số hộ được sử dụng điện. Hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở đều được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn quốc gia.
 
Nhà ở dân cư có 450/979 nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; trong đó, nhà kiên cố đạt chuẩn 490 nhà và chỉ còn 39 nhà bán kiên cố, đang được nhân dân giúp đỡ sửa chữa nâng cấp và hoàn thành trước tháng 9/2018. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15%. Các tiêu chí khác như: bưu điện văn hóa xã, thông tin và truyền thông, lao động việc làm… đều đã đạt các tiêu chí NTM.

Về Y Can hôm nay, đi trên những con đường liên thôn, liên xã được trải bê tông rộng phẳng, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, nhiều nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại đang mọc lên nhiều bên những đồi quế, nương dâu xanh tốt. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ như vật liệu xây dựng, may mặc và các hoạt động thương mại khá sôi động.
 
Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, các tổ chức, đoàn thể của xã tích cực các hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động, thông qua việc mở nhiều lớp đào tạo nghề cho nhân dân như: may, mộc dân dụng, trồng rau sạch, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động…
 
Đây là là động lực quan trọng để Y Can tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới và sớm được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018.

Thạch Phong

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục