Đại Đồng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2018 | 7:58:40 AM

YBĐT - Xã Đại Đồng, huyện Yên Bình có 922 hộ dân, đời sống kinh tế chủ yếu là thâm canh lúa nước, kinh tế đồi rừng, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. 

Cán bộ xã Đại Đồng kiểm tra hệ thống đường giao thông nông thôn.
Cán bộ xã Đại Đồng kiểm tra hệ thống đường giao thông nông thôn.

Để nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ, chính quyền xã tập trung lãnh đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Các tổ chức, đoàn thể tăng cường kiểm tra, đôn đốc 11 thôn thực hiện tốt việc đưa khoa học, kỹ thuật vào gieo cấy ở 66,5 ha lúa xuân, 66 ha lúa mùa bằng các giống lúa lai, lúa thuần, năng suất chất lượng cao. Do chủ động nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh, nên năng suất lúa bình quân đạt 51 tạ/ha/vụ, sản lượng lương thực đạt 640 tấn/năm.
 
Chè với diện tích trên 20 ha, được xác định là cây công nghiệp cho thu nhập thường xuyên, hàng năm, xã đã chỉ đạo nhân dân dần thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Bát tiên.
 
Do vậy, sản lượng chè búp tươi cho thu hoạch đạt 9,1 tạ/ha/năm. Những năm gần đây, nhân dân đã đưa các loại cây ăn quả như: bưởi Diễn, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ… vào trồng diện tích đạt trên 43 ha, sản lượng hàng năm đưa ra thị trường tiêu thu đạt trên 100 tấn quả các loại, mang lại nguồn thu lớn.

Đồng chí Lương Viết Huy - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Đại Đồng trung bình đạt trên 7%/năm. Nông nghiệp chủ yếu sản xuất theo hướng hàng hóa. Tổng đàn trâu, bò của xã có 464 con, lợn gần 2.000 con và gia cầm, thủy cầm các loại trên 20.000 con. Tận dụng 81 ha ao, đầm, nhân dân đầu tư nuôi các loại cá: trắm, chép, nheo, rô phi đơn tính…
 
Giá trị kinh tế từ chăn nuôi mỗi năm mang lại nguồn thu trên 30 tỷ đồng. Qua đó, đời sống của người dân được nâng lên với gần 80% số hộ có nhà xây kiên cố, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 15%...

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức thành viên. Sau hơn 7 năm, tổng kinh phí thực hiện đạt trên 3 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Nhà nước trên 1,3 tỷ  đồng và nhân dân đóng góp trên 2 tỷ đồng.
 
Các tuyến đường trục thôn trên địa bàn xã có tổng chiều dài trên 23 km, đến nay, đã bê tông hóa được gần 11 km, mở mới 5 km đường liên thôn. Hệ thống thủy lợi có 7 công trình đập đầu mối, đáp ứng đủ nguồn nước cho 100% diện tích lúa và cây màu.
 
Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã có gần 50 hộ hiến đất với diện tích trên 3.000 m2 để mở rộng nền đường. Các trường học cũng được đầu tư sửa chữa và xây dựng mới. Hệ thống điện nông thôn được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ sản xuất, kinh doanh cho 100% hộ dân trong xã. Cơ sở vật chất văn hóa cũng được đặc biệt quan tâm.
 
Xã đã tiến hành xây mới và sửa chữa nâng cấp 11 nhà văn hóa thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia sinh hoạt cộng đồng. Hiện nay, xã Đại Đồng đã đạt 8/19 tiêu chí về XDNTM và phấn đấu đến hết năm 2018, sẽ hoàn thành thêm 2 tiêu chí là tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động nông thôn, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Xã phấn đấu đến năm 2020, xã sẽ đạt chuẩn NTM.

Thạch Phong

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục