Suối Giàng vượt khó xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/8/2018 | 1:57:08 PM

YBĐT - Với nhiều giải pháp sáng tạo của cấp ủy, chính quyền và sự góp sức tích cực của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến mạnh mẽ; đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững.

Nhân dân xã Suối Giàng tham gia bê tông hóa đường giao thông nông  thôn.
Nhân dân xã Suối Giàng tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Lên xã Suối Giàng, hình ảnh ấn tượng nhất là những tuyến đường nhánh đã được đổ bê tông rộng rãi, sạch đẹp vươn dài đến các thôn, tạo nên diện mạo mới ở vùng cao. Xã Suối Giàng có 680 hộ dân với 3.429 nhân khẩu cư trú tại 8 thôn và gần 100 % dân số là dân tộc Mông.
 
Trước đây, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo luôn ở mức cao, vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp do địa hình đồi núi. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chương trình XDNTM, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, bà con nơi đây đã tích cực góp công sức, tham gia mở mới, sửa chữa các tuyến đường giao thông trên địa bàn, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa…
 
Đồng thời, tích cực mở rộng diện tích đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Để ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, xã đã quy hoạch, phân vùng sản xuất.
 
Trong đó, cây chè shan tuyết được sản xuất tập trung tại các thôn: Pang Cáng, Bản Mới, Giàng A; cây ngô trồng tập trung ở các thôn: Giàng B, Kang Kỷ; cây quế trồng tại các thôn: Tập Lăng 1, Tập Lăng 2 và Suối Lóp…
 
Ngoài ra, xã còn chỉ đạo bà con thực hiện tốt việc quản lý, thu hái 660 ha chè hiện có và trồng mới 10 ha. Năm 2017, tổng sản lượng chè búp tươi của xã đạt 550 tấn, 6 tháng đầu năm 2018, đạt 280 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt của xã đạt 2.120 tấn/năm, tăng 79 tấn so với năm 2016; lương thực bình quân đầu người đạt 610 kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 13 triệu đồng/người/năm (tăng lên hơn 2 triệu đồng/người/năm). Mức thu nhập này đối với một xã vùng cao chủ yếu là người Mông như Suối Giàng, quả là kết quả rất đáng mừng. Xã Suối Giàng cũng đã có 6/8 thôn: Pang Cáng, Bản Mới, Giàng A, Giàng B, Kang Kỷ, Suối Lóp và cả 8 thôn đều có nhà văn hóa.
 
Trong đó, có 4 nhà văn hóa được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Suối Giàng, Trường Mầm non Suối Giàng được xây dựng với nhiều phòng học, đáp ứng nhu cầu dạy và học cho con em địa phương.

Với sự nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến hết năm 2017, xã Suối Giàng đã thực hiện đạt 9/19 tiêu chí về XDNTM. Đồng chí Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã trao đổi: tuy còn nhiều khó khăn, nhưng xã sẽ tranh thủ các nguồn lực và huy động sức dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM. Mỗi năm, phấn đấu thực hiện đạt từ 3 đến 4 tiêu chí để đến năm 2020 xã hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Sau gần 8 năm triển khai, thực hiện XDNTM, bộ mặt nông thôn của xã Suối Giàng đang từng ngày khởi sắc, đời sống người dân phát triển ổn định. Những năm tiếp theo, xã quyết tâm duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt được; đồng thời, đề ra hướng phát triển mới, phù hợp với thực tế địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
 
Sùng A Hồng

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục