Mù Cang Chải tập trung xây dựng hạ tầng nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2018 | 8:31:15 AM

YBĐT - Toàn huyện có trên 50 công trình đầu tư xây dựng; trong đó, có hơn chục công trình chuyển tiếp. Đến nay đã có gần 20 công trình cơ bản toàn thành tiến độ xây lắp, gần chục công trình hoàn thành trên 60% tiến độ.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Khắt đang thi công.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Khắt đang thi công.


Năm 2018, huyện Mù Cang Chải có tổng vốn đầu tư trên 140,79 tỷ đồng; trong đó, vốn kế hoạch năm trên 76,39 tỷ đồng gồm các nguồn vốn: Chương trình 30a trên 51,38 tỷ đồng; Chương trình 135 trên 18,81 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên 19,17 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh trên 37,35 tỷ đồng.

Toàn huyện có trên 50 công trình đầu tư xây dựng; trong đó, có hơn chục công trình chuyển tiếp gồm: công trình tuyến đường từ trung tâm huyện đi xã Chế Tạo với tổng mức đầu tư 17,5 tỷ đồng; công trình nhà hiệu bộ Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Púng Luông với tổng mức đầu tư trên 2,8 tỷ đồng... Các công trình khởi công mới gồm trên 20 công trình thủy lợi; 3 công trình đường nông thôn; 15 công trình nhà công vụ, phòng học, phòng ở bán trú cho học sinh; 2 công trình trụ sở UBND xã...

Ông Nguyễn Cảnh Minh - Trưởng ban Quản lý Đầu tư xây dựng huyện cho biết: mặc dù huyện đã tích cực giám sát, đôn đốc các đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ, nhưng do đặc thù tiểu vùng khí hậu nên mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Các dự án phần lớn khi được duyệt cũng bắt đầu bước vào mùa mưa, nên có tới 50% các công trình là công trình thủy lợi chủ yếu xây dựng ở các bản vùng cao gặp khó khăn trong khâu vận chuyển vật liệu.
 
Ngoài ra, từ tháng 4 trở đi cũng là khoảng thời gian bước vào mùa vụ sản xuất chính, nhân dân rất cần nước tưới nên việc cắt nước ở các mương thủy lợi lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất... Do đó, tiến độ thi công các công trình xây dựng của huyện gặp không ít khó khăn.

Dù vậy, với sự quyết tâm khắc phục khó khăn từ công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đến các chủ đầu tư, huy động nhân dân đóng góp công sức, tiền của để triển khai thi công, nên hiện nay toàn huyện đã có gần 20 công trình cơ bản toàn thành tiến độ xây lắp, gần chục công trình hoàn thành trên 60% tiến độ. 

Điển hình trong sự nỗ lực thi công của các địa phương là xã Dế Xu Phình. Xã được đầu tư 2 công trình thủy lợi, 2 công trình trường học và công trình trụ sở UBND xã với tổng vốn đầu tư trên 14,84 tỷ đồng.
 
Trong quá trình triển khai, xã đã tập trung làm tốt việc phối hợp giải phóng mặt bằng; tranh thủ khi thời tiết thuận lợi để đôn đốc thi công; huy động sức dân cùng tham gia... nên đến nay, công trình trụ sở UBND xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; các công trình còn lại đều đang thi công khá bảo đảm tiến độ. Đây chính là cơ sở để huyện yêu cầu những xã khác, công trình khác cùng tham khảo cách làm của xã Dế Xu Phình nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình sớm đưa vào sử dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.  
 
A Mua

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục