Thanh Lương chuyển động từ xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2020 | 8:29:39 AM

YênBái - Xã thành lập được 13 tổ hợp tác phát triển chăn nuôi trâu, bò với hình thức luân chuyển giữa các hộ trong tổ hợp tác, đã chuyển dịch, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 55%.

Nhân dân xã Thanh Lương bê tông đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Thanh Lương bê tông đường giao thông nông thôn.

Với đặc thù thuần nông, thu nhập chính của trên 800 hộ dân xã Thanh Lương,  huyện Văn Chấn từ cây lúa, chăn nuôi. Để nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ xã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Theo đó, xã vận động nhân dân đưa tiến bộ KHKT mới vào gieo cấy ở 154 ha lúa/2 vụ, bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao. Qua chủ động nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh thâm canh nên năng suất lúa đạt 60 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc năm 2019 đạt 1.848 tấn, lương thực bình quân 400 kg/người/năm.

Hàng năm, nhân dân còn trồng 115 ha ngô lai, 20 ha khoai lang, 5 ha dưa hấu và gần 60 ha rau màu các loại... Do tích cực trồng cây vụ 3 trên đất 2 vụ lúa nên giá trị kinh tế đất ruộng canh tác 3 vụ của xã đạt trên 130 triệu đồng/ha/năm. 

Ông Lường Văn Xuân - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân, những năm gần đây, các mục tiêu về kinh tế - xã hội của xã đều vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu giống và thời vụ. 

Lĩnh vực chăn nuôi cũng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, phòng chống rét nên đàn trâu, bò hiện có gần 300 con, lợn gần 1.000 con và gia cầm, thủy cầm các loại trên 14.000 con. Giá trị kinh tế từ chăn nuôi mỗi năm mang lại nguồn thu gần 10 tỷ đồng cho nhân dân. 

Thời gian tới, xã tập trung vào công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong, ngoài tỉnh và hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường các hoạt động dịch vụ thương mại...

Để phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, Đảng bộ xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể trong việc rà soát, giúp hộ nghèo vay vốn qua các ngân hàng để phát triển sản xuất, cung ứng phân bón trả chậm, tăng cường tập huấn chuyển giao KHKT. 

Mọi công việc được triển khai trên tinh thần dân chủ, bàn bạc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn. 

Xã còn thành lập được 13 tổ hợp tác phát triển chăn nuôi trâu, bò với hình thức luân chuyển giữa các hộ trong tổ hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát huy được sự đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người dân. 

Năm 2019, triển khai các dự án thuộc Chương trình 135, xã được đầu tư kinh phí trên 100 triệu đồng hỗ trợ mua 10 con trâu, bò sinh sản, cấp 20 téc nước, 4 máy làm đất, 4 máy cắt cỏ và 3.500 con gà giống hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế. 

Nhiều hộ dân ở các thôn: Khá Thượng, Bản Lào, Đồng Lơi, Bản Khinh… thực hiện mô hình nuôi cá ruộng thu nhập gần 10 triệu đồng/năm. 

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua, xã đã quan tâm tới cơ cấu lao động và đã chuyển dịch tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 55% (chủ yếu là xây dựng, công nghiệp, dịch vụ); từ đó, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, hiện nay, 100% tuyến đường liên thôn, xã được bê tông hóa, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao thương hàng hóa của người dân.

Các công trình thủy lợi được kiên cố đảm bảo phục vụ nước tưới cho 100% diện tích lúa nước 2 vụ/năm; cơ sở trường học được sửa chữa và xây dựng mới khang trang sạch đẹp.

Trên 90% nhà ở dân cư kiên cố đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng và không còn nhà dột nát; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và có các phương tiện nghe, nhìn; thu nhập bình quân đầu người của xã cuối năm 2019 đạt 33 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,3% và 88% hộ được công nhận gia đình văn hóa…

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh trật tự đã tạo được sự đồng thuận cao trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Lương trong nhiều năm qua. Cuối năm 2017, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đây chính là điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Thái Hưng

Tags Thanh Lương nông thôn mới

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục