Khởi sắc Kiên Thành

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2020 | 2:02:11 PM

YênBái - Đến nông thôn mới vùng cao Kiên Thành, huyện Trấn Yên, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những đổi thay kỳ diệu. Đó là, những con đường giao thông nông thôn được bê tông hóa sạch đẹp; những ngôi nhà xây kiên cố với đầy đủ tiện nghi. Bầu không khí nông thôn toát lên sức sống mới trong vận động phát triển.

Nông dân xã Kiên Thành sơ chế măng Bát độ.
Nông dân xã Kiên Thành sơ chế măng Bát độ.

Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: "Hơn 9 năm trước, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hạ tầng nông thôn của xã rất yếu kém; tỷ lệ hộ nghèo cao và nhiều người lo ăn chưa xong thì nghĩ gì đến XDNTM. Thậm chí, có người nghĩ, XDNTM chỉ là giấc mơ xa vời”. 

Tuy nhiên, để XDNTM, xã đã đẩy mạnh, bền bỉ tuyên truyền, vận động nên tạo được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung sức của nhân dân. 

Từ sự chung sức, đồng lòng đó, xã huy động được trên 101 tỷ đồng XDNTM; trong đó, nhân dân đóng góp trên 15 tỷ đồng, đó là chưa kể bà con tự nguyện hiến đất, tháo dỡ hàng trăm công trình, góp hàng nghìn công để mở rộng đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, làm nhà văn hóa. Đến nay, 100% tuyến đường trục chính của xã, 92% đường thôn, xóm được bê tông hóa. 

Bà Trần Thị Thanh - Trưởng thôn Đồng Cát bày tỏ: "Đường bê tông làm quanh thôn và nối tới tận chân đồi, nên nhiều người phóng cả xe hơi đi chăm sóc rừng. Hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế được đầu tư, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”. 

Bên cạnh chung sức hoàn thiện kết cấu hạ tầng, người dân còn chủ động đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tìm hiểu, triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và đã xuất hiện nhiều gương lao động điển hình về làm kinh tế trang trại cho thu nhập cao; điển hình như ông Lộc Văn Đắc ở thôn Đồng Cát. 

Với quyết tâm biến đất cằn thành tiền của, năm 2003, ông mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích trồng bồ đề sang trồng tre măng Bát độ. Lúc đó, tre măng là cây trồng mới, nên ông cứ vừa làm vừa rút kinh nghiệm và đến nay, những đồi tre măng Bát độ xanh ngút ngàn của ông đã hái ra tiền. Bây giờ, cả thôn có 600 ha tre măng Bát độ và riêng ông Đắc có hơn 10 ha, mỗi năm trừ chi phí ông thu về hơn trăm triệu đồng. Nhưng đáng kể nhất là rừng quế 5 ha; trong đó, có 1 ha quế đã 20 năm tuổi và có người đã trả giá gần 1 tỷ đồng nhưng ông chưa bán. 

Cùng thôn có gia đình bà Hà Thị Lán cũng đi lên từ đồi rừng. Bà Lán cho  biết: "Nhà tôi có hơn 10 ha tre măng Bát độ và năm ngoái thu về ngót trăm triệu đồng. Ngoài trồng tre măng, tôi còn nuôi 30 con lợn, hơn 1.000 con gà thả vườn. Với mô hình này, cuộc sống gia đình được nâng cao, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt đắt tiền”. 

Chủ tịch UBND xã Dương Kim Hưng cho biết thêm: trong phát triển kinh tế, người dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao như: chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, phát triển mô hình VACR, gieo trồng các loại cây thực phẩm, cấy lúa chất lượng cao. Đến nay, xã hình thành vững chắc các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nông dân trong thu mua, chế biến sản phẩm nông lâm sản theo chuỗi liên kết như: vùng trồng quế hơn 2.000 ha, gỗ nguyên liệu trên 1.000 ha. 

Đặc biệt, Kiên Thành được coi là "thủ phủ” tre măng Bát độ của tỉnh với diện tích trên 1.800 ha, sản lượng măng tươi đạt khoảng 32.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 30 tỷ đồng. Những kết quả này, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đạt trên 36 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%... Đó là thành quả bắt nguồn từ nỗ lực vượt bậc của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã tập trung cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM.     

Văn Thông

Tags Kiên Thành Trấn Yên nông thôn mới

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục