Đèn lồng Huế xuất ngoại

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/7/2014 | 7:55:59 AM

Không chỉ chinh phục được người tiêu dùng nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam, gần đây đèn lồng của Huế với vẻ đẹp thuần Việt và mẫu mã đa dạng đã được xuất sang nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Thụy Sĩ, Nhật Bản...

Các loại đèn lồng của cơ sở Cố Đô.
Các loại đèn lồng của cơ sở Cố Đô.

Trước khi xuất ngoại, đèn lồng Huế của hàng loạt cơ sở sản xuất như Cố Đô, HTX mây tre đan Bao La, Tre Việt... đã chinh phục người tiêu dùng nội địa khi tiêu thụ mạnh tại các thị trường như Đà Nẵng, Đà Lạt, TP.HCM...

Kiểu dáng đẹp và đa dạng mẫu mã

Mười năm theo đuổi việc làm đẹp và làm mới đèn lồng Huế, ông Nguyễn Ngọc Mẫn - chủ cơ sở sản xuất đèn lồng Cố Đô (TP Huế) - cho biết thời gian gần đây những sản phẩm đèn lồng Cố Đô đã được xuất sang các nước như Singapore, Thái Lan, Mỹ, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Mỗi chuyến hàng không nhiều, khoảng 500 chiếc, nhưng là sự ghi nhận đối với những nỗ lực không ngừng của cơ sở này trong việc đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Riêng tại thị trường nội địa, sáu tháng đầu năm 2014 cơ sở này đã tiêu thụ được 2.000 chiếc. Với 15 mẫu mã, giá từ 100.000-5 triệu đồng/chiếc, sản phẩm đèn lồng Cố Đô không chỉ được người tiêu dùng nội địa mà cả khách du lịch quốc tế chọn mua. Ông Lee Kang Shick, một khách hàng của đèn lồng Cố Đô, cho biết dù có đèn lồng truyền thống nhưng nhiều du khách Hàn Quốc đến Việt Nam vẫn rất thích đèn lồng Huế bởi kiểu dáng và màu sắc đẹp, mẫu mã đa dạng và điều đáng nói là vẻ đẹp rất riêng.

Đặc biệt, các loại đèn lồng Huế được làm bằng nhiều thứ vật liệu thiên nhiên như tre nứa, gỗ thông, lụa tơ tằm và được “thổi hồn” Việt với hình ảnh đặc trưng của Việt Nam như con rồng, con dơi, các loại hoa văn hoa sen, mai, lan, cúc, trúc... “Các bạn nên in những cuốn sách bỏ túi, catalogue để giới thiệu kỹ hơn về đèn lồng Huế cho du khách quốc tế biết đến sản phẩm độc đáo này” - ông Shick gợi ý. Theo ông Mẫn, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu, cơ sở này đang đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, tăng số lượng so với con số hơn 1.000 chiếc/tháng hiện nay, đồng thời giảm giá thành sản phẩm.

Đèn lồng Huế sẽ là sản phẩm du lịch?

ThS Nguyễn Thị Thanh Trà (ĐH Nghệ thuật Huế), người đã đoạt giải nhì tại hội thi thiết kế hàng lưu niệm Huế 2014 với sản phẩm đèn lồng làm bằng giấy dó in tranh dân gian làng Sình, cho rằng đèn lồng Huế vốn được làm bằng các vật liệu thân thiện (tre nứa, giấy, gỗ...) nên được nhiều người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng, nhưng cần phải tiếp tục thân thiện hơn và bền đẹp. Ngoài ra theo bà Trà, mỗi chiếc đèn lồng Huế phải mang một hình ảnh của Việt Nam, đó cũng là cách quảng bá thật đẹp hình ảnh Việt với du khách quốc tế.

“Đèn lồng Trung Quốc sản xuất bằng các chất liệu khó tái tạo, không thân thiện với môi trường như nilông, nhựa, vải... nên ít được chấp nhận ở các nước châu Âu và đây là cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam” - bà Trà nói. Cũng theo bà Trà, ngoài thị trường xuất khẩu, đèn lồng Huế cần được đầu tư để trở thành một sản phẩm du lịch, đảm bảo cho du khách mang đi xa dễ dàng và sử dụng lâu dài hơn. Đặc biệt, nên khai thác hình ảnh của Huế một cách đa dạng hơn nữa và sử dụng thêm các kỹ thuật mới như in, thêu lên chiếc đèn lồng.

TS Trần Đình Hằng, phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, cho rằng hình ảnh những ngôi nhà ở Huế treo đèn lồng tạo nên một vẻ đẹp lung linh và rất truyền thống. Tuy nhiên, người Huế vẫn xem chiếc đèn lồng làm ra để chơi chứ ít ai nghĩ đến việc đầu tư sản xuất một cách quy mô và bài bản để bán. “Nhà nước cần hỗ trợ vốn, trợ giá để các cơ sở có thể sản xuất ra hàng loạt đèn lồng chất lượng cao, giá thành hạ. Khi đã thân quen cùng với giá cả hợp lý, đèn lồng Huế sẽ có chỗ đứng trong thị trường, thay thế dần lồng đèn Trung Quốc” - TS Hằng nói.

(Theo TTO)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục