Phát triển du lịch: Cần chiến lược dài hơi

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/8/2014 | 2:49:18 PM

YBĐT - Những năm qua, Yên Bái đã quan tâm và khai thác kinh tế du lịch với hướng đi riêng của mình. Yên Bái đã và đang là điểm đến của nhiều du khách. Doanh thu từ du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào kinh tế địa phương. Từ một tỉnh không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay Yên Bái đã phát triển khá mạnh mẽ, từ du lịch tâm linh đến du lịch danh thắng cũng như du lịch cộng đồng, văn hóa lễ hội với 64 điểm du lịch.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải một danh thắng quốc gia, điểm đến khó quên với du khách.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải một danh thắng quốc gia, điểm đến khó quên với du khách.

Ông Nguyễn Hữu Thắng - Phó giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch Yên Bái cho biết: "Cái được lớn nhất của du lịch Yên Bái trong những năm qua là đã biết khơi dậy và khai thác có hiệu quả các di tích, danh lam, thắng cảnh của địa phương. Tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm và cũng xác định được sản phẩm du lịch chính là danh lam thắng cảnh hồ Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh...".

Các điểm du lịch đã từng bước tạo ra sản phẩm du lịch mang tính cộng đồng, tạo nguồn thu, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân. Quan trọng hơn, người dân đã nhận thức rõ về hiệu quả của du lịch. Năm 2010, Yên Bái thu hút trên 300.000 lượt khách; năm 2013, tăng lên 405.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 20.000 lượt). Các cơ sở lưu trú cũng phát triển mạnh từ 18 cơ sở năm 2002 đến nay tăng lên 124 cơ sở với tổng số trên 3.000 giường.

Đặc biệt, đã có 94 cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 3 sao. Doanh thu từ phát triển du lịch cũng tăng đáng kể, từ 126 tỷ đồng năm 2010 lên 172 tỷ đồng đến năm 2013. Quan trọng hơn, Yên Bái đã là một điểm đến thú vị và ấn tượng cho các du khách, nhất là lượng khách du lịch tâm linh và khách du lịch văn hóa cộng đồng, sinh thái. So với các địa phương khác, hiệu quả mà du lịch Yên Bái đem lại chưa phải cao nhưng với một tỉnh miền núi thì đó là thành quả đáng được ghi nhận.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể và xét ở góc độ kinh tế - du lịch Yên Bái vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình. Các nhà kinh tế du lịch tính toán rằng, mỗi một du khu du lịch hạng trung, mỗi một du khách sẽ tạo công ăn việc làm cho từ 2 - 3 lao động trực tiếp và nhiều lao động gián tiếp. Kinh tế du lịch là một ngành mang lại lợi nhuận cao nhưng đầu tư cho du lịch cũng rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Đó có lẽ cũng là lý do khiến Yên Bái có ít doanh nghiệp, cá nhân đầu tư một cách bài bản vào lĩnh vực này.

Hạn chế của du lịch Yên Bái là mới chỉ có sản phẩm du lịch, còn dịch vụ phục vụ du lịch rất thiếu và yếu. Đó cũng là lý do tại sao mỗi năm chúng ta thu hút lượng lớn du khách nhưng giá trị kinh tế mang lại thấp. Năm 2013, với 405.000 lượt khách nhưng doanh thu chỉ đạt 172 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt khách chỉ chi 424.000 đồng. Một con số quá ít ỏi đối với mỗi khách du lịch. Với số chi tiêu này chỉ đủ chi tiền phòng ngủ và một bữa ăn trong ngày.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Thắng thẳng thắn thừa nhận: "Yên Bái có nhiều điểm du lịch nhưng đó mới là sản phẩm du lịch mà thôi. Còn lại hàng loạt các giá trị du lịch kèm theo như: dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng vừa thiếu, vừa yếu. Đó cũng là lý do chính doanh thu từ du lịch còn thấp". Bên cạnh đó, công tác quản lý, khai thác du lịch còn nhiều bất cập. Điểm du lịch đã có nhưng Yên Bái không có khu du lịch đúng nghĩa nên lượng khách đến khá lớn nhưng lại chưa thu được phí. Chưa quản lý, khai thác tốt nên tái đầu tư cho du lịch hạn chế cũng là điều dễ hiểu.

Để du lịch Yên Bái phát triển và thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực đòi hỏi phải có một chiến lược dài hơi từ quy hoạch tổng thể đến chi tiết, thực hiện quy hoạch, huy động mọi nguồn lực đầu tư vào du lịch. Điểm mấu chốt là nên phát triển tập trung vào một số điểm du lịch chính, quan trọng. Bên cạnh đó, cần chú trọng tới nguồn nhân lực và bảo tồn văn hóa, giá trị văn hóa có trọng tâm để níu giữ du khách. Du lịch tâm linh cũng vậy, làm sao phải tạo được những tour, tuyến khép kín và môi trường lành mạnh…

Thanh Phúc

Các tin khác
Hải Phòng tổ chức lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2023 để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Khu đô thị Bắc sông Cấm (sức chứa 18.000 người), bắn pháo hoa cả tầm cao và tầm thấp.

Đua mô tô nước jeski trên hồ Thác Bà

Từ ngày 24/4 - 1/5, huyện Yên Bình sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động Ngày hội văn hóa, thể thao “Âm vang hồ Thác Bà” và khởi động các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước năm 2024 đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai hàng năm là nơi giao lưu, gặp gỡ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Hà Giang.

Các tiết mục văn nghệ mang đậm sắc màu văn hóa xứ Nghệ tại lễ hội.

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục