Đà Nẵng: Làng đá mỹ nghệ Non Nước được công nhận là Di sản quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/8/2014 | 2:07:24 PM

Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước hấp dẫn du khách ghé thăm danh thắng Ngũ Hành Sơ
Các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước hấp dẫn du khách ghé thăm danh thắng Ngũ Hành Sơ

Các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước hấp dẫn du khách ghé thăm danh thắng Ngũ Hành Sơ
Các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước hấp dẫn du khách ghé thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Làng đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Đà Nẵng hội đủ 4 tiêu chí theo quy định Luật di sản văn hóa: Có tính hiện đại, thể hiện được bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng của văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự đề cử và cam kết bảo vệ

Trước đó, từ tháng 4/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng xét công nhận là lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống - làng nghề truyền thống đối với Làng đá mỹ nghệ Non Nước.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành trong khoảng giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVII. Trải bao vật đổi sao dời, làng nghề có tiếng trong vùng này vẫn tồn tại và phát triển. Hiện có 500 cơ sở sản xuất đa mỹ nghệ với gần 4000 lao động tập trung trong quần thể danh thắng ngũ Hành Sơn (Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Các cơ sở ở làng nghề có thể sản xuất được các sản phẩm được chế tác từ đá đa dạng về kiểu mẫu và kích cỡ theo yêu cầu. Làng nghề đặc biệt nổi tiếng với các sản phẩm tượng đá trang trí nội ngoại thất, linh vật, đá phong thủy…

Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được bán trực tiếp cho khách tham quan các cơ sở sản xuất ở làng nghề khi ghé đến danh thắng Ngũ Hành Sơn. Còn lại khoảng 30% sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2013, doanh thu của làng đá mỹ nghệ Non Nước đạt hơn 400 tỷ đồng.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục