Lễ hội Kate rực rỡ sắc màu của đồng bào Chăm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/10/2014 | 7:49:12 AM

Sáng 23/10, hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương đã tham dự lễ hội Katê Bình Thuận tổ chức tại tháp thiêng Pô Sha Inư.

Những thiếu nữ người Chăm với điệu múa truyền thống tại lễ hội Katê.
Những thiếu nữ người Chăm với điệu múa truyền thống tại lễ hội Katê.

Katê là lễ hội có từ lâu đời của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Bình Thuận. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 7 Chăm lịch, đồng bào Chăm trong tỉnh lại về ngôi tháp thiêng Pô Sha Inư để đón kỳ lễ hội lớn nhất của dân tộc mình. Phụ nữ, nam giới ở mọi lứa tuổi, tươm tất trong những bộ trang phục truyền thống với đủ màu sắc, hoa văn.

Đến tháp Pô Sah Inư từ rất sớm, bà Đàng Thị Ghế (ở làng Chăm Phan Hòa - huyện Bắc Bình) nói: “Mỗi lần đến lễ Katê trong lòng tôi rất phấn khởi. Tôi thường mua nhiều đồ cúng: gà, trứng vịt, trái cây và Cầu nguyện cho sức khỏe con cháu mình mạnh khỏe.”

Nghi thức trang trọng nhất là lễ rước y trang nữ thần Pô Sah Inư từ dưới làng Ma Lâm về tháp. Màu sắc rực rỡ của những bộ trang phục truyền thống hoà trong tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng và điệu múa quạt mê hồn làm cho không gian đền tháp vốn im ắng trở nên nhộn nhịp. Dưới ngôi tháp thiêng, các chức sắc tiến hành nghi lễ Tống Ôn với ý nghĩa tẩy rửa những gì xui rủi trong năm và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, xóm làng được bình yên.

Từ năm 2005 đến nay, lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận tổ chức với quy mô lớn, góp phần phục vụ phát triển du lịch. Bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận nói: “Những lễ hội như thế này được tổ chức hàng năm nhằm khôi phục văn hóa truyền thống. Thông qua lễ hội, chúng ta giới thiệu với du khách trong và ngoài nước hiểu thêm về con người, quê hương Bình Thuận. Đồng thời, chúng tôi muốn giới thiệu những điểm đến hấp dẫn của du lịch Bình Thuận.”

Cũng tại di tích tháp Pô Sah Inư, Sở Văn hóa - Thể thao – Du lịch còn phối hợp với các làng Chăm tổ chức thi các nghề đặc trưng như: dệt thổ cẩm, nặn gốm, làm bánh gừng, biểu diễn nhạc cụ Chăm. Đồng bào Chăm phấn khởi sau những ngày mùa vất vả, để rồi thắt chặt tình đoàn kết với các dân tộc anh em, quyết tâm xây dựng quê hương Bình Thuận ngày càng khởi sắc./.

Chùm ảnh lễ hội Katê của người Chăm:


Múa rước y phục nữ thần lên tháp.
Rước y phục nữ thần Pô Sah Inư lên tháp.
Lễ Katê Bình Thuận tổ chức trên tháp Pô Sah Inư (TP Phan Thiết).
Tiếng trống tiếng kèn réo rắt trong lễ hội Katê.
Biểu diễn nhạc cụ Chăm.
 Biểu diễn dệt thổ cẩm trong lễ hội.


(Theo VOV)

Các tin khác
Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện Văn Yên lần thứ 2 năm 2024 cho đến khi thông báo lại.

UBND huyện Văn Yên vừa có Thông báo số 575/TB-BTC về việc tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện lần thứ 2 năm 2024.

Thu hút khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng và đề nghị các địa phương triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề "Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu" để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM, thông tin về Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2

Không gian các đầu bếp công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ là điểm nhấn của Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục