“Cướp” ở lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/3/2015 | 2:01:54 PM

“Cướp” ở lễ hội Gióng là một nét văn hóa có từ lâu đời và nó cũng nằm trong hồ sơ trình để UNESCO công nhận lễ hội Gióng là văn hóa phi vật thể, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại buổi giao ban báo chí chiều 3/3.

"Cướp" ở lễ hội Gióng là "cướp" có văn hóa - lời ông Phan Đăng Long, Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc được cho là mang tính khá bạo lực diễn ra tại lễ hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Tuy nhiên, trao đổi tại buổi giao ban báo chí chiều 3/3, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, theo báo cáo chính thức của UBND huyện Sóc Sơn gửi UBND thành phố Hà Nội thì chưa năm nào lễ hội Gióng lại thành công và an toàn, trật tự như năm nay.

Về hành vi “cướp” trong lễ hội, ông Phan Đăng Long giải thích, lễ hội Gióng có tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre và người xưa quan niệm ai cướp được sẽ gặp may mắn cả năm. Nói về ý nghĩa của lễ hội này, ông Phan Đăng Long nhấn mạnh, không nên hiểu từ “cướp lộc” ở lễ hội Gióng với nghĩa “cướp giật”.

“Từ cướp ở đây phải hiểu là cướp trong ngoặc kép, là “cướp” có văn hóa. Nhiều người bảo tại sao không phát lộc kiểu như phát ấn đền Trần. Vấn đề ở đây là phải “cướp”, có sự cố gắng, có dấu ấn cá nhân chứ không phải tự nhiên lộc thánh đến với mình” - ông Long lý giải.

Ngoài ra, ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng giải thích: lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể. Trong hồ sơ gửi đi để xin công nhận cũng đã có mô tả cả chuyện “cướp” lộc nói trên.

Về những hình ảnh xô xát khi cướp lộc tại hội Gióng được báo chí đăng tải, Phó trưởng Ban tuyên giáo cho biết các cơ quan chức năng của Thành phố đã tìm hiểu và khẳng định không có chuyện đánh nhau để cướp lộc tại hội Gióng năm 2015. Cũng theo ông Long, một số cơ quan truyền thông đã đăng tải những hình ảnh hỗn loạn nhưng đó là những hình ảnh, clip được quay, chụp từ các lễ hội năm trước. “Chưa có năm nào lễ hội Gióng được tổ chức tốt như năm nay” – ông Phan Đăng Long khẳng định.

Trước đó, sáng 24/2, tại Lễ hội đền Gióng, khi kiệu giò hoa tre vừa vào đền Thượng, hàng chục thanh niên lao đến giằng xé, xô đẩy nhau để cướp lộc tạo nên cảnh hỗn loạn trên sân đền. Có thông tin cho rằng một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống đã cầm thanh tre vụt vào đám đông.

Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội về sự việc tại hội Gióng, UBND huyện Sóc Sơn nêu có hiện tượng tranh giành, hỗn loạn khi cướp kiệu hoa tre tại lễ hội, nhưng không có yếu tố gây mất trật tự an ninh và chưa đến mức phải xử lý về mặt pháp lý. Theo địa phương này, sự việc báo chí phản ánh chỉ là xô xát giữa đội bảo vệ kiệu hoa tre và những thanh niên cướp kiệu hoa tre và sẽ rút kinh nghiệm, nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở những trường hợp hơi "quá tay" của đội bảo vệ kiệu hoa tre.

Không chỉ lễ hội Gióng mà gần đây, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về các lễ hội mang hình thức “bạo lực”, đặc biệt là lễ hội chém lợn hay đâm trâu… Nhiều người phê phán đó là những hình thức lễ hội quá dã man, phản cảm, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người xem. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng lễ hội đã có truyền thống từ lâu đời và đó là “chuyện riêng”, là quyền của người dân địa phương. Điều quan trọng là làm sao để những hình ảnh đó không bị phát tán, đưa lên mạng xã hội hay trên mặt báo.

Về vấn đề này, trao đổi bên lề cuộc họp, ông Phan Đăng Long cho biết, cá nhân ông cũng thấy việc chém lợn giữa đám đông hay lấy búa đập vào đầu trâu là khá dã man Tuy nhiên, ông Long cho rằng không nhất thiết phải xóa bỏ mà nên suy nghĩ, tìm cách tổ chức khác phù hợp hơn để thay thế.

“Có ý kiến cho lễ hội này là dã man nhưng người dân lại bảo vệ tập quán đó. Tôi cũng thấy dã man thật nhưng không phải cứ bảo cấm là cấm được vì nó thuộc về đời sống tâm linh. Thay vì cấm, bỏ thì có thể thay thé bằng hình thức khác” - ông Long nêu ý kiến.

Theo ông Long, để thay thế, có thể mô phỏng bằng các động tác phục dựng như hình thức sân khấu, dùng lợn giả…

“Cần có nghiên cứu, tuyên truyền người dân thay đổi về hình thức để bớt phản cảm, dã man” - ông Long nói.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục