Tái hiện lễ hội các dân tộc tại Hà Nội nhân Ngày Di sản Văn hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/11/2015 | 8:11:22 AM

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2015" sẽ diễn ra từ ngày 15-23/11 tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện phong tục tưới rượu trong lễ ăn hỏi của dân tộc Sán Chay.
Tái hiện phong tục tưới rượu trong lễ ăn hỏi của dân tộc Sán Chay.

Chuỗi sự kiện có sự tham gia của đồng bào các dân tộc: Thái, Khơ Mú (Điện Biên), Tà Ôi (Thừa Thiên Huế), Chăm (Bình Định), M'nông (Đắk Lắk), Sán Chay (Bắc Giang)...

Đêm nghệ thuật với chủ "Sắt son niềm tin" (tối 15/11) sẽ là điểm nhấn của tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2015."

Bên cạnh đó, chương trình còn diễn ra với nhiều hoạt động khác như: triển lãm “Khối đại đoàn kết toàn dân tộc xung quanh Đảng” (với khoảng 100 bức ảnh giới thiệu về khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc, các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa Việt Nam), triển lãm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” (với khoảng 100 bức ảnh, hiện vật về hình tượng hoa sen)...

Không chỉ có vậy,  nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc sẽ được tái hiện. Đó là: lễ cầu mưa của dân tộc Khơ Mú (sáng 16/11), lễ hội AzaKooh (cầu mùa) của dân tộc Tà Ôi (sáng 17/11), lễ hội Oai lơ cau chăhơzan (lễ cầu mưa) của dân tộc Chăm (sáng 18/11), lễ cưới của dân tộc Sán Chay (sáng 20/11)...

Trong khuôn khổ tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2015," ban tổ chức sẽ tái hiện không gian chợ nổi Nam Bộ và không gian chợ vùng cao phía Bắc giới thiệu ẩm thực các vùng miền...

Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2015" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2015) và chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11)...

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg (ngày 24/2/2005) về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, nhằm “phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.”.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục