Phát triển sản phẩm đặc thù gắn với đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch vùng Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2015 | 8:24:54 AM

Ngày 23/11, Ban chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch vùng Tây Bắc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng trưng bày
 các sản phẩm vùng Tây Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm vùng Tây Bắc

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc chủ trì hội nghị.

*Tập trung nâng cấp hạ tầng du lịch

Tây Bắc được biết đến là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là nơi sinh sống của hơn 32 dân tộc thiểu số với một không gian văn hóa rộng lớn, phong phú và cảnh quan hùng vĩ. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng đến nay, Tây Bắc vẫn còn là vùng đất còn nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt trong việc phát triển du lịch chưa tương xứng với thế mạnh tài nguyên du lịch địa phương.

Theo thống kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2014, vùng Tây Bắc đón 8,7 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 1,5 triệu lượt, chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10% trong cơ cấu khách du lịch cả nước. Xác định rõ tiềm năng phát triển vô cùng lớn của vùng Tây Bắc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng Chương trình phát triển du lịch quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 gắn với vùng Tây Bắc, chú trọng đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù; đẩy mạnh các dự án về quảng bá, xúc tiến và phát triển thương hiệu du lịch đồng thời chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của vùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường t hời gian sắp tới, ngành Giao thông Vận tải thực hiện nhiều giải pháp phát triển hạ tầng giao thông các tỉnh vùng Tây Bắc đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường có vốn đầu tư nước ngoài; tiếp tục đầu tư các dự án mới...

Lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc cũng nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi thế phát triển du lịch của địa phương. Nhiều tỉnh đã bắt đầu chủ động tập trung khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch nhằm thu hút khách trong nước và quốc tế. Ô ng Đỗ Ngọc An, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cho biết, tỉnh hiện đang tập trung phát triển nhiều khu du lịch tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn như: Cao nguyên Sìn Hồ, khu danh thắng Pusamcap, động Ông Tiên, động Tiên Sơn, suối nước nóng Mường So, Miếu Nàng Han, Dinh thự Đèo Văn Long… đồng thời hợp tác du lịch với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, với huyện Kim Bình – Vân Nam – Trung Quốc và hướng tới các tỉnh Bắc Lào, các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo thêm nhiều cơ hội phát triển, xúc tiến, liên kết du lịch có hiệu quả.

Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chia sẻ, trong 20 năm qua, du lịch tỉnh đã có những bước phát triển quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2014, tỉnh đón hơn 1,47 triệu lượt khách; dự kiến 2015 đón trên 2 triệu lượt khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 4.500 tỷ đồng. Trong những năm tới, ngành du lịch tỉnh Lào Cai tập trung chú trọng đến phát triển các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng núi theo hướng sinh thái trên cơ sở phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên và khí hậu độc đáo của địa phương.

* Phát triển thương hiệu du lịch Tây Bắc

Nhận thấy được tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch tại vùng Tây Bắc, nhiều doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua đã lên kế hoạch, triển khai, mở các tuyến du lịch tham quan các tỉnh, thành vùng Tây Bắc. Nhiều hoạt động được các doanh nghiệp triển khai tại các địa phương trong vùng nhằm quảng bá, phát triển du lịch, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào địa phương.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng bày tỏ sẽ tiếp tục triển khai, mở rộng các tuyến du lịch và quảng bá các điểm đến vùng Tây Bắc cho du lịch trong và ngoài nước. Thêm đề xuất cho phát triển du lịch Tây Bắc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên cho rằng: Ngoài những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng Tây Bắc, cần quan tâm việc ưu tiên cho các hoạt động liên hoan nghệ thuật, điện ảnh được tổ chức tại đây. Thông qua sức lan tỏa rộng rãi của các hoạt động đặc trưng này, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tây Bắc.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất cả nước. Tuy giàu tiềm năng, phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhưng chưa thực sự khai thác được hết hiệu quả; chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất; điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch đơn giản, rời rạc… chưa thu hút thị trường trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, trong thời gian tới, Tây Bắc cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt đẩy mạnh liên kết trong vùng, liên vùng, nhất là liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh trong quảng bá, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Tây Bắc cần tập trung phát triển sản phẩm đặc thù gắn với đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch vùng; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch canh nông. Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các doanh nghiệp tìm hiểu, khảo sát, xây dựng kế hoạch dự án đầu tư, hỗ trợ, liên kết các tỉnh Tây Bắc trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh.

Tại hội nghị, đại diện của 14 tỉnh vùng Tây Bắc đã ký cam kết hợp tác đầu tư với Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch đến các tỉnh, thành vùng Tây Bắc. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Saigontourist đẩy mạnh phát triển du lịch tại tỉnh.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục