Yên Bái khai thác du lịch từ phát huy bản sắc văn hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2015 | 10:17:02 AM

YBĐT - Yên Bái là tỉnh đa dân tộc, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa dân tộc độc đáo, đậm đà bản sắc thể hiện qua các lễ hội, các làn diệu dân ca, dân vũ, các nghi lễ, phong tục tập quán, chữ viết, ngôn ngữ, ẩm thực, nghề truyền thống, trang phục…

Tiết mục tham dự Hội thi Xòe cổ do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức năm 2014. (Ảnh: Thu Hằng)
Tiết mục tham dự Hội thi Xòe cổ do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức năm 2014. (Ảnh: Thu Hằng)

Thời gian qua, nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện Nghị quyết 33 của Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS Việt Nam đến năm 2020”...

Vì vậy, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và phát triển du lịch đã thu được kết quả rất quan trọng. Việc sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc đã được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc; tổng kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển tiềm năng du lịch.

Toàn tỉnh hiện có 1.189 di sản văn hóa phi vật thể được điều tra, sưu tầm. Đến tháng 7/2015, trên địa bàn tỉnh có 80 di tích được xếp hạng, trong đó có 13 di tích cấp quốc gia, 67 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, Lễ cấp sắc của người Dao và nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Một số lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục. Đáng chú ý là: công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, phục dựng, bảo tồn các lễ hội dân gian truyền thống, các phong tục tập quán, bảo tồn các làng cổ DTTS gắn với phát triển du lịch…

Bên cạnh đó, để làm tốt việc khai thác tiềm năng du lịch thông qua các giá trị di sản văn hóa, năm 2013, Sở VHTT&DL đã tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện 2 đề tài khoa học, đó là "Nghiên cứu xây dựng đội văn nghệ quần chúng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái" và "Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của di tích, danh lam thắng cảnh, lễ hội tiêu biểu của tỉnh Yên Bái gắn với phát triển du lịch bền vững của địa phương".

Trên cơ sở các hoạt động tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa, Yên Bái đã mở tuyến du lịch văn hóa "Về cội nguồn", thường niên tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các huyện, thị nhằm khai thác lợi thế du lịch văn hóa, phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Tuy vậy, cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hoá khác nhau đang xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng đồng bào DTTS, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hoá truyền thống các DTTS, nguy cơ làm phai mờ, biến dạng bản sắc dân tộc. Do đó, việc bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện thường xuyên và lâu dài.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn các giá trị văn hóa các DTTS nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, gắn với phát triển du lịch địa phương, trong thời gian tới, cần xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đặc biệt là các đề án, dự án nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa các DTTS trên cơ sở gắn với phát triển du lịch địa phương, nhất là loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Đồng thời, phát triển toàn diện văn hóa các DTTS, thực hiện có hiệu quả chính sách giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa gắn với bảo quản, giữ gìn, bảo tồn di tích cách mạng, di tích văn hóa, cảnh quan và môi trường văn hóa ở từng vùng, từng địa phương.

Hiện nay, Sở VHTT&DL tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng Đề án "Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc 4 huyện phía Tây tỉnh Yên Bái", Chiến lược "Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian các DTTS tỉnh Yên Bái đến năm 2020"; Đề án “Tổng điều tra và kiểm kê di sản văn hoá các DTTS tỉnh Yên Bái”...

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: “Cần có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch như: chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch; tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch mới; xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch...”. Cùng với đó, cần huy động có hiệu quả sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, bảo vệ môi trường du lịch.

Thành Trung

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục