Du xuân đền Mẫu Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/2/2016 | 10:14:13 AM

YBĐT - Được công nhận Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh năm 2004, đã thành thông lệ, vào ngày mùng 8 - 9 tháng Giêng (Âm lịch), nhân dân trong vùng và du khách thập phương lại nô nức đến đền Mẫu Thác Bà, huyện Yên Bình.

Du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh tại đền Mẫu Thác Bà.
Du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh tại đền Mẫu Thác Bà.

Đền Mẫu Thác Bà không chỉ mang ý nghĩa văn hóa tâm linh mà còn là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá cảnh quan sinh thái kỳ thú ở hồ Thác Bà.

Vượt qua hơn 35 km từ thành phố Yên Bái đến đền Mẫu Thác Bà, con đường Hoàng Thi mới khánh thành, bê tông hóa giúp các phương tiện đi lại thuận lợi hơn. Tọa lạc trên núi Hoàng Thi với thế tựa lưng vào núi, từ lâu đền Mẫu Thác Bà đã nổi tiếng là chốn linh thiêng. Sau khi leo hơn 300 bậc đá, từ trên sân đền, du khách có thể ngắm nhìn bao quát Nhà máy Thủy điện Thác Bà, biển hồ mênh mông, xanh ngát và được hít thở, thả hồn vào làn gió mát lạnh.

Bà Phạm Thị Hạnh ở thành phố Tuyên Quang nói: “Năm nào gia đình tôi cũng cùng các con các cháu đi đền Mẫu Thác Bà cầu bình an, vãn cảnh. Nơi đây có phong cảnh thật khó nơi nào có được bởi sự hùng vĩ, trang nghiêm nhưng lại rất hữu tình”.

Truyền thuyết kể rằng, từ đời Vua Hùng, các công chúa xinh đẹp, nết na nhất đã được chọn cử đến trông coi các cửa sông, cửa rừng, giúp đỡ nhân dân cách làm ăn sinh sống. Công chúa Minh Đạt được chọn đặt đến đền Thác Bà, bà sống trọn một đời trinh bạch. Khi mất đi, bà đã hiển linh cứu giúp dân lành vượt qua khó khăn hoạn nạn, phù hộ cho mọi người, mọi nhà được bình yên, an khang, thịnh vượng. Bà đã báo mộng và phù trợ cho tướng quân Trần Nhật Duật đánh tan giặc Nguyên Mông tại nơi này. Để ghi nhớ công lao “Hộ quốc an dân” của bà, nhân dân ta đã lập đền thờ.

Anh Nguyễn Văn Huấn ở thị trấn Thác Bà chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hồ Thác. Lịch sử về đền Mẫu Thác Bà cũng chính là bài học đầu tiên tôi được học và không quên nhắc nhớ đối với các con mình. Từ đó, giáo dục các con sống lành mạnh, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, sống có nhân nghĩa, hiếu thảo. Tết đến xuân về, người dân sống ở Thác Bà dù đi đâu cũng cố gắng về quê hương trong ngày lễ Đền Mẫu”.

Vùng hồ Thác Bà với hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ còn là nơi sinh tụ của hơn 10 dân tộc anh em cùng chung sống như: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Phù Lá... Chính vì vậy, đời sống sinh hoạt văn hóa tại đây vô cùng phong phú, mang đậm màu sắc dân gian. Lễ hội đền Mẫu Thác Bà hàng năm cũng chính là dịp để đồng bào các dân tộc được giao lưu văn hóa.

Ông Nguyễn Đình Khích - Trưởng Ban quản lý đền Mẫu Thác Bà cho biết: “Lễ hội đền Mẫu Thác Bà năm nay được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống trang trọng. Phần lễ chính diễn ra ngày mùng 9 tết,  mở đầu là phần rước kiệu, sau phần rước kiệu là lễ tế mẫu, lễ dâng hương kính mẫu, lễ dâng hoa, dâng quả, lễ dâng tửu… Được sự giúp đỡ, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng tâm của quần chúng nhân dân, mọi công tác chuẩn bị đều triển khai từ sớm, lực lượng an ninh được tăng cường nhằm đảm bảo cho lễ hội diễn ra thành công, an toàn tuyệt đối”.

Trước đó, vào ngày mùng 8 tết, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được diễn ra như: giao lưu văn nghệ, tổ chức thi đấu, vui chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, cờ tướng, chọi gà, ném còn… Mỗi năm, vào dịp lễ hội, đền Mẫu Thác Bà đón khoảng 9.000 du khách đến thưởng ngoạn, chiêm bái, cầu bình an.

Tuy đã trải qua nhiều lần di chuyển và phục dựng, nhưng đến nay đền Mẫu Thác Bà vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa, toát lên linh khí vốn có. Đến với Lễ hội đền Mẫu Thác Bà du khách như được hòa vào không khí rộn ràng của mùa xuân, đứng trên cao thành tâm, bỏ qua vương vấn bụi trần để cầu cho một năm mới may mắn và bình an.

Mai Linh

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục