Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ Khai Trung

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2016 | 2:41:45 PM

YBĐT - Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) thì lễ Cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Đồng bào Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) chuẩn bị lễ Cầu mùa.
Đồng bào Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) chuẩn bị lễ Cầu mùa.

Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian dài bị mai một thì trong khoảng 20 năm trở lại đây, lễ Cầu mùa đã được người Dao đỏ khôi phục và duy trì.

Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, để cầu cho mọi người trong dân làng luôn khỏe mạnh, phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, bản làng được bình an. Bà Đặng Thị Mây ở thôn Khe Rùng xã Khai Trung chia sẻ: “Mỗi dịp lễ Cầu mùa, chúng tôi đều mong muốn có một năm làm ăn phát đạt, có được sức khỏe, gia đình hạnh phúc”.

Theo phong tục, lễ Cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. ở phần lễ, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... - tất cả đều phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng sẽ lo khâu thờ cúng; phụ nữ lo nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, lễ thờ cúng sẽ được diễn ra ở 2 nơi: trước cửa gian chính của ngôi nhà và khu vực sau nhà, nơi có địa thế giáp núi. Trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, các thầy cúng có uy tín sẽ được chọn để làm lễ và cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả.

Lễ Cầu mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức một năm 2 lần như đã nói ở trên, tuy nhiên, cứ 3 năm lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài phần lễ, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa phương.

Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, với trên 60% là đồng bào Dao đỏ, xã Khai Trung đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phục dựng và duy trì tốt lễ Cầu mùa vào tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm để cho đồng bào mơi đây hiểu thêm ý nghĩa của lễ Cầu mùa trong đời sống của dân tộc mình.

Ông Phùng Văn Doanh - Phó chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: “Lễ Cầu mùa là hình thức văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào Dao đỏ địa phương, chính vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và phát huy nghi lễ, để nhân dân các dân tộc trong xã cùng nhau chung sức duy trì tốt nét đẹp văn hóa này”.

Lễ hội Cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

 Khắc Điệp (Đài TT - TH Lục Yên)

Các tin khác
Hải Phòng tổ chức lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2023 để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Khu đô thị Bắc sông Cấm (sức chứa 18.000 người), bắn pháo hoa cả tầm cao và tầm thấp.

Đua mô tô nước jeski trên hồ Thác Bà

Từ ngày 24/4 - 1/5, huyện Yên Bình sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động Ngày hội văn hóa, thể thao “Âm vang hồ Thác Bà” và khởi động các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước năm 2024 đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai hàng năm là nơi giao lưu, gặp gỡ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Hà Giang.

Các tiết mục văn nghệ mang đậm sắc màu văn hóa xứ Nghệ tại lễ hội.

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục