Lễ rước các vị Tổ nghề tôn vinh truyền thống

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/10/2016 | 7:54:52 AM

Chào mừng 62 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2016), ngày 1/10 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long diễn ra lễ rước các vị Tổ nghề tôn vinh nghề truyền thống Thủ đô. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016.

Với chủ đề “Hà Nội – Tinh hoa nghề truyền thống”, Liên hoan diễn ra từ ngày 29/9 - 2/10. Hoạt động văn hóa du lịch góp phần bảo tồn, tôn vinh, giới thiệu, phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch của Thủ đô và các tỉnh thành phố cả nước. Đây là dịp để các làng nghề giới thiệu những tinh hoa của đất kinh kỳ, nơi để các doanh nghiệp nghề truyền thống, các doanh nghiệp du lịch giao lưu, giới thiệu, ký kết hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch, sản phẩm mỹ nghệ, thủ công truyền thống và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Đây cũng là hoạt động hưởng ứng “Chương trình năm Du lịch quốc gia 2016”, do Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Cục chế biến Nông - Lâm - Thủy sản và Nghề muối phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Cùng các nội dung hoạt động phong phú khác của Liên hoan, sáng ngày 1/10, người dân các làng nghề tham dự Liên hoan đã long trọng tổ chức Lễ rước các vị Tổ nghề, với ý nghĩa tôn vinh nghề truyền thống.

 

Đoàn rước Tổ nghề của làng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên (Ý Yên – Nam Định). 

Đoàn rước của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội). 

 

Một số hình ảnh về Lễ rước các vị Tổ nghề tại Liên hoan. 

 

 

5 viên gạch đình cổ Bát Tràng được người dân làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) rước trang trọng và hiến lễ tại điện Kính Thiên. 

Các bậc cao niên và nhân dân các làng nghề thực hiện nghi thức dâng hương tại sân rồng điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.


(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục