Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh (Yên Bình)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/2/2017 | 2:18:13 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 3/2/2017 (tức mồng 7 tháng Giêng Âm lịch), xã Đại Minh, huyện Yên Bình tổ chức lễ hội Đình Khả Lĩnh.

Đình Khả Lĩnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh tháng 7 năm 2004. Đây là nơi thiêng liêng có giá trị tinh thần rất lớn đối với người dân địa phương.

Theo sử sách ghi lại, ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng - quan tải lương thành Bầu dưới triều Mạc. Trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đến Đoan Hùng, nghe tin triều Mạc sụp đổ, quan tải lương đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó.

Đội tế lễ làm lễ xin nước ở giếng Mỏ Cò.

Lễ tế tại sân đình.

Đông đảo nhân dân trong và ngoài xã cùng khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương.

Cũng vào năm đó, hạn hán kéo dài, người dân trong làng đổ đi khắp nơi tìm nước, đến một cánh đồng rộng thấy có một mô đất hình mỏ cò cỏ mọc xanh tốt, bỗng có đôi cò trắng từ đâu tới lượn quanh rồi bay vút lên trời cao. Thấy sự lạ, mọi người cho đó là điềm lành nên làm lễ tạ và xin được đào giếng ở đấy. Khi vừa đặt những nhát cuốc đầu tiên thì nước dưới lòng đất trong vắt chảy ra tưới mát cả một vùng. Mảnh đất hạn hán bỗng xanh tươi trở lại. Từ đó dân làng gọi đây là giếng Mỏ Cò và chỉ lấy nước phục vụ cho việc tế lễ trong vùng. Mạch nước này cho mùa màng bội thu, cho bưởi Khả Lĩnh bao đời thơm ngon.

Hàng năm cứ vào mồng 7 tháng Giêng, dân làng lại mở hội dâng hương tưởng nhớ công ơn người khai hoang lập địa.

Nghi thức đầu tiên là lễ rước nước vào đình. Dân làng cùng đội tế lễ làm lễ xin nước ở giếng Mỏ Cò rồi rước về đình. Sau khi dâng nước lên Thành Hoàng là lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật.

Kết thúc phần lễ là nghi thức hoá Chúc văn dâng lên Thành Hoàng những lời thành kính của dân làng.

Phần hội với màn biểu diễn trống hội và múa lân hết sức sôi động cùng các hoạt động thi đấu thể thao của nhân dân các thôn và học sinh các trường học trong xã...

Các hoạt động lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội đình Khả Lĩnh không chỉ là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn là nơi ghi dấu những giá trị đạo đức lớn lao, giáo dục cho con cháu mai sau nhớ về tổ tiên, cội nguồn.

Một số hoạt động tại  phần hội của lễ hội Đình Khả Lĩnh:

 

Màn trống hội biểu diễn trước sân đình Khả Lĩnh.

Sôi động, hấp dẫn với phần thi kéo co

Thi đấu bóng chuyền hơi nữ giữa các thôn trong xã.

Lễ hội đình Khả Lĩnh thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.


Minh Huyền - Hoài Văn

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục