Thêm 6 lễ hội truyền thống được công nhận Di sản văn hóa quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/2/2017 | 8:52:18 AM

Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một trong các nghi thức khai hội chùa Keo mùa thu 2016.
Một trong các nghi thức khai hội chùa Keo mùa thu 2016.

Đó là lễ hội đền Trần Thương (Hà Nam), hội vật Liễu Đôi (Hà Nam), lễ hội Bổ Đà (Bắc Giang), lễ hội chùa Keo (Thái Bình), lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên) và lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La (Tuyên Quang).

Thông tin trên được nêu tại Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh đó, trong đợt này, có năm di sản văn hóa phi vật thể khác (thuộc các loại hình: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng và tri thức dân gian) cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ tế Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi lễ truyền thống.


Cụ thể, những di sản này bao gồm Hạn Khuống của người Thái (Yên Bái), tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), lễ tịch điền (Hà Nam), tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer (An Giang) và hát sắc bùa Phú Lễ (Bến Tre).

Như vậy, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 202 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ khoa học, đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, hò, vè, truyện trạng…).
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu…)
4/ Tập quán xã hội (luật tục, hương ước, nghi lễ…).
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian (tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y-dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục…).

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Du khách trải nghiệm và check-in tại trang trại trồng nho của Hợp tác xã Sáu không Farm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 theo Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 31/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề

Tối 21/4, tại bãi biển Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh - Thanh âm ngày nắng mới”.

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Hải Phòng tổ chức lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2023 để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Khu đô thị Bắc sông Cấm (sức chứa 18.000 người), bắn pháo hoa cả tầm cao và tầm thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục