Du lịch tâm linh bên dòng sông Chảy

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/11/2017 | 6:22:19 PM

YênBái - YBĐT – Thác Bà không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn có nhiều di tích lịch sử, đình, đền, chùa mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đó là những thế mạnh để huyện Yên Bình kết hợp phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh bên dòng sông Chảy.

Tọa lạc trên núi Hoàng Thi, đền Mẫu Thác Bà, từ lâu đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của mỗi du khách trên hành trình tham quan hồ Thác Bà. Sau khi leo hơn 300 bậc đá, từ trên sân đền, du khách có thể ngắm nhìn bao quát Nhà máy Thủy điện Thác Bà với biển hồ mênh mông, xanh ngắt và được hít thở không khí trong lành, thả hồn vào không gian nhẹ nhàng thanh tịnh trốn cửa đền. Đền được xây dựng từ trước năm 1880và đã được tôn tạo làm nơi để người dân  đến tham quan cầu tài cầu lộc. Hàng năm vào ngày 8, 9 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Mẫu Thác Bà được tổ chức. 

Truyền thuyết kể rằng, từ đời Vua Hùng, công chúa Minh Đạt đã được chọn cử đến trông coi các cửa sông, cửa rừng, giúp đỡ nhân dân cách làm ăn sinh sống. Khi mất đi, bà đã hiển linh cứu giúp dân lành vượt qua khó khăn hoạn nạn, phù hộ cho mọi người, mọi nhà được bình yên. Bà đã báo mộng và phù trợ cho tướng quân Trần Nhật Duật đánh tan giặc Nguyên Mông. Ghi nhớ công lao "hộ quốc an dân” của bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ. 

Lễ hội đình Khả Lĩnh được tổ chức vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Cùng với đền Mẫu Thác Bà trên hành trình du ngoạn Yên Bình, du khách còn được khám phá, tìm hiểu về đình Khả Lĩnh thuộc xã Đại Minh. Đình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh tháng 7 năm 2004. Đây là nơi có giá trị tinh thần rất lớn đối với người dân địa phương. Đình Khả Lĩnh thờ Cao Sơn đại vương thượng đẳng thần – một trong những vị tổ của dòng họ Nguyễn - người có công gây dựng nên làng Khả Lĩnh khi xưa. Hàng năm cứ vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch, dân làng lại mở hội dâng hương tưởng nhớ công ơn người khai sơn lập địa.

Đình Khả Lĩnh không chỉ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn gắn với việc đưa giống bưởi quý về trồng và phát triển cách đây trên 300 năm. Quần thể này trở thành nơi tri ân những người có công với dân với nước và là điểm dừng chân lý thú của mỗi du khách khi đến với vùng đất này.

Hiện nay huyện Yên Bình có trên 120 di tích lịch sử, đình, đền, chùa nằm rải rác tại các xã, thị trấn. Việc quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, đưa đền Mẫu Thác Bà, đình Khả Lĩnh vào tour du lịch tham quan hồ Thác Bà đang mở ra tiềm năng trong việc kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch tâm linh bên dòng sông Chảy. 

Hồ thác Bà được biết đến với hệ sinh thái đa dạng, cùng con người mến khách thân thiện, huyện Yên Bình đang trở thành một trong những điểm du lịch ấn tượng trên hành trình khám phá mảnh đất Yên Bái. Hãy đến với hồ Thác Bà, đình Khả Lĩnh, đền Mẫu Thác Bà… để hòa mình vào nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Minh Huyền – Hoài Văn

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục