Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng du khách tới Nhật Bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 4:51:07 PM

Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản chứng kiến lượng khách du lịch từ Đông Nam Á tăng mạnh, trong đó Việt Nam là nước đứng đầu về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 868%.

Khách du lịch thăm quan tại thành phố Kamakura, Nhật Bản.
Khách du lịch thăm quan tại thành phố Kamakura, Nhật Bản.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, báo Nikkei đưa tin đứng ở các vị trí tiếp theo là Thái Lan và Indonesia, với tốc độ tăng trưởng khách du lịch vào Nhật Bản đạt lần lượt 489,3% và 448,7%.

Ở châu Á nói chung, trong giai đoạn 2007-2017, số lượt khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản cũng đã tăng tới 680,5%.

Doanh thu từ du lịch của Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu suy giảm.

Tính riêng trong năm ngoái, khách du lịch nước ngoài tới "đất nước Mặt trời mọc" là 28,6 triệu lượt, tăng kỷ lục 19,3% so với năm 2016.

Hơn 50% số du khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc chiếm 25,6% với 7,35 triệu lượt và Hàn Quốc chiếm 24,8% với 7,14 triệu.

Chi tiêu của khách du lịch cũng tăng 17,8%, đạt 4.400 tỷ yen ( khoảng 39,68 tỷ USD).

Theo thống kê của cơ quan quản lý du lịch Nhật Bản, trong năm 2017, khách Trung Quốc đứng đầu về xếp hạng chi tiêu, trung bình một khách Trung Quốc sẽ chi tiêu khoảng 230.382 yen (hơn 2.000 USD). Đứng cuối bảng xếp hạng chi tiêu là Hàn Quốc.

Các địa danh của Nhật Bản được khách du lịch nước ngoài ưa thích là thủ đô Tokyo và các thành phố Osaka, Hokkaido và Kyoto.

Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí tốc độ tăng trưởng so với năm 2016, Tokyo chỉ đứng thứ 33, Osaka đứng thứ 22, Hokkaido đứng thứ 26, Kyoto đứng thứ 19 trong số 47 tỉnh thành Nhật Bản.

Đứng đầu xét theo tiêu chí này là tỉnh Oita thuộc khu vực Kyushu phía Nam Nhật Bản.

Các địa điểm nổi tiếng của tỉnh Oita như suối nước nóng Beppu Onsen, Yufuin đang thu hút một lượng lớn lượt khách với các mô hình trải nghiệm độc đáo.

Tiếp theo là tỉnh Saga với các chuyến bay giá rẻ từ các thành phố của châu Á. Tỉnh Saga cũng nằm gần trung tâm kinh tế cực Nam của Nhật Bản là Fukuoka.

Đây là những yếu tố thuận lợi để nơi này trở thành điểm đến lý tưởng. Vị trí thứ 3 về tốc độ tăng trưởng là tỉnh Aomori, thuộc khu vực Tohoku, vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng các địa điểm suối nước nóng ngoài trời nổi tiểng là nguyên nhân chính khiến khách du lịch tới Aomori tăng mạnh.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục