Tuyên Quang: Xây dựng Lễ hội Thành Tuyên thật sự trở thành sản phẩm du lịch tầm quốc gia, quốc tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/9/2018 | 2:16:24 PM

Không chỉ người dân Tuyên Quang mà nhân dân nhiều tỉnh, thành phố đang mong ngóng tới đêm khai mạc Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 diễn ra vào tối 21-9 (tức 12-8 âm lịch) tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Tuyên Quang).

Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất chính là sáng kiến của tỉnh Tuyên Quang nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống được hội tụ và chắt lọc bao đời của các thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước. Qua đó, nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức về gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.

Liên hoan còn là dịp đẩy mạnh giao lưu, hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch với các nước trong khu vực và bạn bè quốc tế. Đây chính là cơ hội để tiềm năng du lịch Việt Nam, du lịch Tuyên Quang với nhiều sắc màu độc đáo được quảng bá rộng rãi, góp phần đưa du lịch nước ta, trong đó có du lịch Tuyên Quang được chắp cánh sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 một lần nữa khẳng định thương hiệu. Ngay từ những ngày đầu của tháng Tám Âm lịch, người người, nhà nhà đã nô nức giăng đèn, kết hoa, sắm sửa đèn ông sao, tham gia cùng thôn, xóm tổ nhân dân thiết kế, thi công mô hình đèn trung thu to lớn, độc đáo, giàu ý nghĩa giáo dục, giàu tính nhân văn và thấm đẫm hồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hàng trăm mô hình được tạo dựng, trong số đó sẽ có khoảng 45 mô hình tiêu biểu nhất được diễn diễu tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, dưới Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Việt Nam. "Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” - chắc hẳn Bác sẽ vui lắm khi các cháu thiếu niên, nhi đồng được cả nước, cả tỉnh quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ và Đêm hội Thành Tuyên với Cỗ Trung thu to nhất và Đèn Trung thu to nhất là đỉnh cao của một Tết Trung thu mà nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang sắm sửa, chăm lo cho con em mình.

Các cấp, ngành, mọi người dân hãy dành sự quan tâm cao nhất để xây dựng Lễ hội Thành Tuyên thành một lễ hội độc đáo, một sản phẩm du lịch thật sự mang tầm quốc gia, quốc tế, để trong một ngày không xa nữa, nhiều triệu du khách khắp nơi trên thế giới sẽ thường xuyên đến với Tuyên Quang, để du lịch - ngành "công nghiệp không khói” của Tuyên Quang sẽ phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
 
(Theo Báo Tuyên Quang)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục