Mù Cang Chải giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/5/2023 | 7:32:41 AM

YênBái - Cùng với những danh lam, thắng cảnh thiên nhiên ban tặng, với 2 dân tộc chính là Mông và Thái, Mù Cang Chải còn nhiều nét văn hóa đặc trưng, riêng có, được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống về lễ hội, phong tục, tập quán, trang phục, nghề truyền thống, văn nghệ, ẩm thực, nhà ở...

Nghệ nhân Giàng Su Giàng, bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề (bên phải) góp phần quan trọng trong gìn giữ văn hoá khèn Mông.
Nghệ nhân Giàng Su Giàng, bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề (bên phải) góp phần quan trọng trong gìn giữ văn hoá khèn Mông.

Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm và nhiều cảnh quan đẹp, đa dạng, phong phú. Điển hình như: đỉnh Lùng Cúng ở xã Nậm Có, đỉnh tháp trời xã La Pán Tẩn dành cho các du khách ưa thích khám phá, trải nghiệm du lịch sinh thái; nét đẹp riêng có của ruộng bậc thang mùa lúa chín, mùa nước đổ; màu trắng tinh khôi hoa mận, hoa táo mèo, hoa cải, màu hồng phai của sắc đào rừng, đào ta khi mùa xuân đến, cùng nhiều cảnh quan khác là các bản du lịch cộng đồng mang đậm văn hóa Mông, Thái; các điểm check in đẹp như rừng trúc Púng Luông, bãi đá cổ Lao Chải, rừng thông, sống lưng khủng long Dế Xu Phình, võng lúa móng ngựa xã Mồ Dề hay kỳ bí của hang động xã Nậm Khắt... 

Cùng với những danh lam, thắng cảnh thiên nhiên ban tặng, với 2 dân tộc chính là Mông và Thái, Mù Cang Chải còn nhiều nét văn hóa đặc trưng, riêng có, được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống về lễ hội, phong tục, tập quán, trang phục, nghề truyền thống, văn nghệ, ẩm thực, nhà ở... 

Ông Trịnh Thế Bình - Trưởng phòng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: "Với  trên 90% dân số là đồng bào Mông, Mù Cang Chải có nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc riêng có cũng như cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Bởi vậy, phát huy thế mạnh tại chỗ, thời gian qua huyện luôn chú trọng bảo tồn và phục dựng các lễ hội, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch. 

Điển hình như: Lễ hội hoa tớ dày, Lễ mừng cơm mới, Festival khèn Mông; các hoạt động chào mừng Tết Độc lập 2/9 hàng năm với các trò chơi đánh quay truyền thống của người Mông, tổ chức hội chợ thương mại, hoạt động phiên chợ vùng cao; thi chọi dê, gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm”.

Bên cạnh đó, Mù Cang Chải cũng chú trọng xây dựng các đội văn nghệ quần chúng gắn với các bản du lịch cộng đồng phục vụ du khách. Hiện nay, ngoài các đội văn nghệ chuyên nghiệp và các đội ở các cơ quan, tổ chức, sự nghiệp thì 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng như phần lớn các bản của các xã đều có đội văn nghệ quần chúng, góp phần lưu giữ và phát huy các loại hình nghệ thuật của địa phương. 

Ông Giàng Su Giàng, nghệ nhân ở bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề cho biết: "Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực chế tác và biểu diễn khèn Mông, cùng với rèn luyện thì tôi luôn tích cực truyền dạy cho lớp trẻ để gìn giữ, phát huy về sau. Trong đó, đã có hàng chục người đến học chế tác và đã có 2 học viên hiện đã làm thợ chế tác khèn có chất lượng để dùng, bán; về nghệ thuật múa, thổi, biểu diễn, tôi cũng đã dạy cho nhiều thanh thiếu niên địa phương, hiện không tính những người biết ít, chỉ riêng những người đã biểu diễn thông thạo, đủ điều kiện đi làm thầy thổi, múa khèn là 8 người. Vừa qua, tôi cũng được huyện mời tham gia làm giảng viên dạy chế tác khèn cho 1 lớp với 10 học viên tại xã”. 

Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện đưa nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào nhà trường, triển khai xây dựng mô hình "Trường học du lịch” tại 7 đơn vị trường; 100% các xã, thị trấn duy trì thường xuyên hoạt động của các đội văn nghệ bản sắc; 50% bản, tổ dân phố duy trì thường xuyên hoạt động của đội văn nghệ bản sắc... và có thêm 7 nghệ nhân về loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian và loại hình tri thức dân gian được công nhận; thành lập mới nhiều câu lạc bộ về gìn giữ văn hoá truyền thống trong các trường học và bản làng. 

Với sự quan tâm, đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch cũng như việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Mù Cang Chải đón được trên 350.000 lượt khách du lịch năm 2022, đạt 166,7% kế hoạch, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ; mang lại doanh thu hơn 270 tỷ đồng từ hoạt động du lịch, đạt 174,2% kế hoạch, tăng gấp 4,5 lần so cùng kỳ. Các sản phẩm du lịch mới, các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng được lưu giữ, phát huy, góp phần đưa Mù Cang Chải đến gần với mục tiêu xây dựng huyện trở thành huyện du lịch "Xanh - bản sắc - an toàn -  thân thiện”.

Châu Á

Tags Mù Cang Chải giữ gìn văn hóa truyền thống phát triển du lịch

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục