Những chuyển biến tích cực trong kinh doanh mũ bảo hiểm ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/6/2016 | 2:34:26 PM

YBĐT - Tỉnh Yên Bái không có cơ sở sản xuất, mà chỉ có các cửa hàng kinh doanh, buôn bán mũ bảo hiểm (MBH). Ngoài một vài cơ sở buôn bán MBH lớn, còn lại đều là các điểm bán nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, cũng từ đây, nhiều đối tượng lợi dụng để mua bán, tung ra thị trường các loại MBH giả, kém chất lượng.

Ban ATGT tỉnh tuyên truyền và tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh Trường THCS Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.
Ban ATGT tỉnh tuyên truyền và tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh Trường THCS Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông, với sự vào cuộc đồng bộ của các ban, ngành, địa phương cả trong tuyên truyền lẫn kiểm tra, xử lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh MBH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp. Đặc biệt, nhận thức của người dân trong việc sử dụng MBH đạt chuẩn khi tham gia giao thông đã nâng lên.

So với nhiều nơi, tỉnh Yên Bái không có cơ sở sản xuất MBH mà chỉ có các cửa hàng kinh doanh, buôn bán mặt hàng này. Qua tìm hiểu, ngoài một vài cơ sở buôn bán MBH lớn, còn lại đều là các điểm bán nhỏ, lẻ.

Tuy nhiên, cũng từ đây, nhiều đối tượng lợi dụng để mua bán, tung ra thị trường các loại MBH giả, kém chất lượng, gây thiệt thòi và nguy hiểm cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc chấp hành quy định đội MBH dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên thường xuyên vi phạm...

Trước thực trạng trên, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cùng các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền và kiểm tra, xử lý trong sản xuất, kinh doanh MBH.

Theo đó, công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với nhiều hình thức phong phú. Theo ông Trần Xuân Quyết - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, trong 3 năm qua, Ban ATGT tỉnh đã cấp phát 400 cuốn hỏi đáp về ATGT, 15.650 cuốn cẩm nang lái xe mô tô, gắn máy an toàn, 63 đĩa tuyên truyền, 240 băng - rôn tuyên truyền về đội MBH, 344 băng - rôn tuyên truyền về tác hại của việc uống rượu, bia, không đội MBH khi tham gia giao thông.

Đặc biệt, Ban ATGT tỉnh còn phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) tổ chức tập huấn cho 60 cảnh sát giao thông về thực hiện quy định của pháp luật về đội MBH cho trẻ em; phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Công an tỉnh tổ chức 5 buổi tuyên truyền, hướng dẫn nhận biết và sử dụng MBH đạt chuẩn ở 5 trường tiểu học với 3.233 học sinh, 227 cán bộ giáo viên, 1.965 phụ huynh học sinh và 2 buổi tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa cho 1.251 người dân.

Cùng với đó, lực lượng công an toàn tỉnh đã trực tiếp tuyên truyền và qua cầu truyền hình về trật tự ATGT cho 45.527 đối tượng; tổ chức 32 buổi tuyên truyền quy định của pháp luật về đội MBH khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, hướng dẫn đội mũ đúng cách và nhận biết MBH đạt chuẩn cho 9.698 học sinh, giáo viên và người dân tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh...

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh MBH cũng được các ngành chức năng tăng cường triển khai. Tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chuyên đề về tiêu chuẩn, chất lượng MBH dùng cho người đi xe mô tô, xe gắn máy tại các cơ sở kinh doanh MBH thuộc địa bàn tỉnh.

Kết quả, trong năm 2013 - 2014, riêng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 29 cơ sở vi phạm và thu giữ, tiêu hủy 519 chiếc mũ không đạt chuẩn. Ngoài ra, các địa phương cũng thường xuyên tổ chức lực lượng ra quân xử lý các trường hợp bày bán MBH trên hành lang đường bộ. Cụ thể, trong 3 năm qua, các địa phương đã nhắc nhở 53 trường hợp bày bán MBH không đạt chuẩn chất lượng trên hành lang; thu giữ 109 MBH không đạt chuẩn chất lượng, tiêu hủy 72 chiếc MBH kém chất lượng...

Đặc biệt, để nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho người dân được sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 8 điểm đổi MBH đạt chuẩn có trợ giá cho người tham gia giao thông. Đến nay, các điểm này đã thực hiện đổi được trên 4.000 chiếc.

Ngoài ra, Ban ATGT tỉnh đã kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức chính trị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được 5.000 MBH; trong đó, cấp cho ban ATGT các địa phương 1.000 MBH để phát cho các hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, tổ chức và trao tặng 2.800 MBH cho học sinh các trường học trên địa bàn; hỗ trợ 1.200 mũ cho các tổ chức đoàn thể trong công tác tổ chức hội thi tuyên truyền pháp luật về ATGT.

Song song với đó, công tác tuần tra, xử lý vi phạm về đội MBH được các lực lượng chức năng chú trọng thực hiện. Trong 3 năm qua, lực lượng công an toàn tỉnh tổ chức 30.505 ca tuần tra, kiểm soát, phát hiện 137.170 trường hợp vi phạm về trật tự ATGT, trong đó 60.810 trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông vi phạm không đội MBH và đội MBH không cài quai theo quy định...

Có thể nói, sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ, việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH được quản lý chặt chẽ, tình trạng mũ không phải MBH hoặc MBH kém chất lượng đã ít được người dân ưa chuộng và bày bán.

Quan trọng hơn, nhận thức của người dân trong việc sử dụng MBH đạt chuẩn khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy đã được nâng lên. Nhờ đó làm giảm thiểu các nguy cơ chấn thương cho người tham gia giao thông khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.

 Hùng Cường

Các tin khác
Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục