Siết chặt an toàn giao thông đường thủy

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2016 | 9:58:04 AM

YBĐT - Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý nghiêm, nhận thức của người dân và chủ thuyền được nâng lên và đặc biệt, các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy nghiêm trọng được kiềm chế… Chuyển biến trên chính là kết quả của hàng loạt các giải pháp kiểm soát trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy mà các ban, ngành, địa phương triển khai thời gian qua.

Hoạt động vận tải hành khách tại cảng Hương Lý, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.
Hoạt động vận tải hành khách tại cảng Hương Lý, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Hệ thống giao thông đường thủy nội địa Yên Bái hình thành dựa trên hai tuyến chính, gồm: hồ Thác Bà có chiều dài 83 km, diện tích mặt nước 190 km2, nằm trên địa bàn 2 huyện Yên Bình và Lục Yên; sông Hồng chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 115 km, qua các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái. Trên các hệ thống trên, có 41 bến cảng, bến đò đang hoạt động với trên 1.000 phương tiện tàu, thuyền; trong đó, có 2 bến cảng hàng hóa, hành khách và 28 bến hàng hóa, 11 bến hành khách. Qua thống kê sơ bộ, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 750 phương tiện đường thủy được đăng ký, đăng kiểm. Ngoài ra, còn các phương tiện thô sơ như thuyền gỗ, thuyền nan... phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Để bảo đảm trật tự ATGT đường thủy, những năm qua, nhiều giải pháp tuyên truyền pháp luật về ATGT đã được các ban, ngành triển khai đồng bộ, kèm theo đó là hoạt động tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Nhờ đó, trật tự ATGT đường thủy luôn bảo đảm, duy trì bền vững, nhiều năm liền không có các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, các hành vi vi phạm ATGT đường thủy nội địa vẫn có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn như: một số phương tiện không được trang bị đầy đủ thiết bị an toàn đường thủy, không chấp hành việc mặc áo phao, dụng cụ nổi khi đi đò; chở hàng, chở khách quá tải trọng cho phép; không thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện; bến bãi không có giấy phép hoạt động…

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai hàng loạt giải pháp bảo đảm ATGT đường thủy. Ông Nguyễn Quang Bình - Phó Chánh Thanh tra giao thông (Sở Giao thông - Vận tải) cho biết: “Hàng năm, lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông triển khai kiểm tra tất cả các bến, bãi khai thác, bến đò khách cũng như việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện, chứng chỉ, bằng lái người điều khiển… Qua đó, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm”.

Là một trong hai địa phương có diện tích hồ Thác Bà tương đối lớn, huyện Yên Bình có hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách khá sôi động. Chính vì vậy, huyện cũng đã và đang triển khai nhiều hoạt động kiểm soát ATGT đường thủy.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Công tác tuyên truyền được các xã, thị trấn chủ động thực hiện. Huyện cũng chỉ đạo các địa phương có nhiều phương tiện phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện. Đặc biệt, huyện tăng cường các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động vận tải đường thủy”. Ngoài các giải pháp quyết liệt của các ngành, địa phương trong kiểm soát ATGT đường thủy còn phải kể đến sự chủ động các doanh nghiệp vận tải đường thủy.

Ông Phạm Duy Đốc - Phó giám đốc Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái cho biết: “Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ kèm theo xét nghiệm ma túy cho tất cả các lái xe, lái tàu; tổ chức thi nâng bậc, tập huấn nâng cao trình độ thủy nghiệp, cứu sinh, phòng chống cháy nổ, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhờ đó, trong 18 năm qua, đơn vị chưa để xảy ra tai nạn đáng tiếc nào. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, bảo đảm an toàn cho hành khách, phương tiện”.

Cùng với những giải pháp đã và đang triển khai, mới đây nhất, Ban ATGT tỉnh đã phát động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các ban, ngành, địa phương tập trung đa dạng hóa công tác tuyên truyền về cuộc vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa trên hệ thống thông tin đại chúng và thông tin cơ sở; rà soát, phát động phong trào tại tất cả các cảng, bến thủy nội địa, các cụm dân cư sinh sống trên luồng hoặc trong hành lang bảo vệ luồng; xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình văn hóa giao thông đường thủy tại các cảng, bến, cụm dân cư…

Hùng Cường

Các tin khác
Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục