Kiên quyết ngăn xe quá tải

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2016 | 8:29:23 AM

YBĐT - Sau hơn hai năm thực hiện, Kế hoạch phối hợp liên ngành số 12593/KH-PH Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kiểm tra tải trọng xe tại trạm cân lưu động đã chính thức hoàn thành.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phối hợp chặt chẽ, xử lý quyết liệt, xe chở quá tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái hầu như được ngăn chặn, trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực. Còn hiện nay không có lực lượng liên ngành hoạt động tại trạm cân thì tình hình sẽ ra sao?

Sự băn khoăn này không phải không có cơ sở. Nhưng phải khẳng định rằng, việc ngăn chặn hành vi xe chở quá tải là trách nhiệm của toàn dân, hai ngành GTVT và công an làm nòng cốt. Lực lượng hai ngành còn làm nhiều việc không chỉ có cân xe. Để việc ngăn chặn xe chở quá tải là trách nhiệm của toàn dân, trước tiên, cần phải hiểu thế nào là chở quá tải? Tác hại của xe chở quá tải?

Nhận biết về xe chở quá tải và báo tin xe chở quá tải hoạt động để các lực lượng chức năng xử lý. Trước hết, xe chở quá tải theo quy định có hai dạng.

Dạng thứ nhất chở quá tải trọng thiết kế của xe. Loại này phổ biến khi đăng ký xe, cơ quan công an đều ghi trị số trên thành ca-bin buồng lái của xe. Nếu chở vượt chỉ số cho phép ghi trên thành ca-bin xe nghĩa là hành vi vi phạm chở quá tải trọng thiết kế của xe. Hành vi này khi phát hiện đều bị xử lý nhưng mức phạt nhẹ hơn.

Đối với dạng thứ hai, xe chở quá tải trọng thiết kế cầu đường bộ là các phương tiện chở vượt quá khả năng chịu tải của cầu và đường. Hiện nay, khi chúng ta hạn chế xe 3 trục vào thành phố, các xe 2 trục đã lách luật tôn cao thùng hàng gấp hai lần, một số xe kéo dài thùng xe để lợi dụng chở hàng tránh sự kiểm tra. Loại phương tiện này nguy hiểm phá đường cũng không kém xe chở quá tải. Các lực lượng kiểm tra phải áp dụng xử lý theo tải trọng trục đơn. Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ cho phép tải trọng trên 1 trục đơn nhỏ hơn 7 tấn.

Đối với xe quá khổ là những xe chở hàng có kích thước lớn hơn khổ giới hạn của đường theo chiều rộng. Đương nhiên, đối với loại hàng quá tải (hàng không thể tháo rời) và hàng vượt khổ giới hạn cầu đường bộ phải được cơ quan giao thông có thẩm quyền kiểm tra trước khi cấp phép theo quy định. Thực tế đặt ra, tuyến đường nào được phép chở bao nhiêu tấn sẽ tương ứng với loại xe nào được lưu hành cần được thông báo đầy đủ qua việc công bố tải trọng và cắm biển hạn chế tải trọng. Việc công bố tải trọng cầu đường trên cơ sở dữ liệu thiết kế xây dựng của từng tuyến đường. Tổ chức cắm biển báo ở đầu tuyến và hai đầu cầu, cầu nào đạt trị số tiêu chí của Bộ GTVT thì không phải cắm biển. Như vậy, mọi người đều hiểu và đặc biệt tác dụng đối với các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường.

“Kẻ thù” số 1 hiện đang hàng ngày, hàng giờ phá hoại công trình giao thông là đối tượng xe chở quá tải. Một loạt tuyến đường như: Nguyễn Tất Thành, Hợp Minh - Mỵ - Minh An, Hoàng Thi, Khe Sến… gần đây đều bị cày xới, nguyên nhân là do xe chở quá tải. Đường Nguyễn Tất Thành khánh thành hơn 5 năm. Năm nào cũng bảo hành, sửa chữa. Những vị trí sửa chữa đều là nơi san gạt, cắt đồi làm mặt bằng của các cơ quan như: Công an huyện Yên Bình, Trường THPT Chuyên  Nguyễn Tất Thành, Cục Thuế tỉnh... chủ yếu tập trung các đoạn ra vào công trường, vận chuyển quá tải liên tục gây hỏng đường. Hành vi chở quá tải, phá hoại cầu đường là hành vi cố ý phạm tội. Chở quá tải để lấy lãi là hành vi ăn cắp của công. Tiền làm đường là thuế của dân. Đáng ra 5 năm mới phải sửa chữa nay phải sửa chữa nhiều lần thì tiền thuế nhân dân phải gánh chịu.

Những năm qua, các tin báo của nhân dân về hành vi chở quá tải chính xác tới 70%. Chỉ có điều là các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý cũng chưa nghiêm, chưa có thông báo cảm ơn và có chế độ thưởng khuyến khích cho người báo tin. Trong tình hình mới, lực lượng mỗi ngành phải cố gắng học tập, tập huấn đầy đủ kiến thức phân tích, đánh giá, xử lý để các đối tượng tâm phục, khẩu phục và không vi phạm.

Chấm dứt xe chở quá tải cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Ngành GTVT tham mưu giúp UBND tỉnh công bố tải trọng các tuyến đường trong tỉnh và tổ chức cắm đầy đủ biển báo để người dân biết thực hiện. Trang bị cân tải trọng lưu động cho các huyện, thị, thành phố để các lực lượng địa phương chủ động xử lý ngay từ cơ sở. Hai ngành GTVT và công an tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong tình hình mới. Quy chế cần làm rõ trách nhiệm mỗi ngành, trách nhiệm công an huyện, thị, thành phố trong tỉnh tránh mua cân về không sử dụng. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Đặc biệt, tôn trọng các thông tin, xử lý thỏa đáng các thông tin để tạo lòng tin với nhân dân...

Mai Văn Bộ

Các tin khác
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2024.

Ảnh minh họa: Báo điện tử Giao Thông

Tổng đài sẽ kết nối người dân trực tiếp với lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ qua số tổng đài 1900 8099.

Việc thu hồi giấy phép xe tập lái sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, thu hồi theo trình tự

Từ ngày 1.6.2024 tới đây, Thông tư mới do Chính phủ ban hành bổ sung một số trường hợp thu hồi giấy phép xe tập lái, trong đó có trường hợp cho tổ chức, cá nhân khác mượn sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe.

Lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động của 1 xe hợp đồng limousine chở khách

Nghị định 41/2024 của Chính phủ vừa ban hành quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng lưu trữ hợp đồng vận chuyển kèm danh sách hành khách tối thiểu 3 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục