Có nên lắp camera trên ô tô kinh doanh vận tải?

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2018 | 8:03:20 AM

YBĐT - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86 ngày 10/9/2014 về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô, trong đó điểm đáng chú ý là lộ trình bắt buộc lắp camera đối với các phương tiện kinh doanh vận tải.

Lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra phương tiện vận tải hành khách qua thiết bị giám sát hành trình tại Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái.
Lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra phương tiện vận tải hành khách qua thiết bị giám sát hành trình tại Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái.

Khoản 2, Điều 12 dự thảo quy định: "Thiết bị giám sát hành trình gắn trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo kéo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc hoạt động kinh doanh vận tải, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 20 tấn trở lên phải cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh ghi nhận hoạt động của lái xe và bảo đảm theo lộ trình”.
 
Theo đó, sẽ áp dụng trước ngày 1/7/2022 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch từ 9 chỗ trở lên; trước ngày 1/7/2023 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe container xe đầu kéo kéo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc; trước ngày 1/7/2024 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 20 tấn trở lên và trước ngày 1/7/2025 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ.

Có thể nói, việc lắp camera trên các phương tiện kinh doanh vận tải đã được một số nhà xe, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện từ cách đây vài năm cùng với thiết bị giám sát hành trình để tăng cường quản lý phương tiện và lái xe cũng như kiểm soát chặt chẽ số lượng khách…
 
Ông Trần Mạnh Hùng – nhà xe Hùng Liên cho biết: "Đây là việc làm cần thiết bởi lắp camera có thể quan sát được các hoạt động của lái xe, phụ xe cũng như hành khách. Điều đó sẽ góp phần giúp các nhà xe quản lý hành lý, hàng hóa của hành khách an toàn, tránh nhầm lẫn, mất cắp”.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị vận tải hành khách cho rằng, việc lắp camera chỉ nên ở mức độ khuyến khích doanh nghiệp, không nên bắt buộc bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu khác nhau. Hơn nữa, nếu phải thực hiện thì các đơn vị vận tải sẽ phải thay thế, bổ sung thiết bị giám sát có thêm chức năng cung cấp dữ liệu hình ảnh ghi nhận hoạt động của lái xe với giá trung bình từ 2 đến 5 triệu đồng.
 
Như vậy, kinh phí lắp đặt, duy trì đường truyền để thực hiện không hề nhỏ. Đi kèm với đó, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước phải bố trí thêm nhân viên làm công việc theo dõi, cập nhật hình ảnh từ camera.
 
Ông Phạm Duy Đốc - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái cho rằng: "Từ năm 2014, 100% xe của Công ty đã thực hiện lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, với dự thảo mới này, tôi nghĩ quy định lắp camera nên tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Ví dụ như các doanh nghiệp vận tải quản lý theo hình thức tập trung như: taxi, xe buýt... thì nên lắp”.
 
Bên cạnh đó, một số người cũng bày tỏ quan điểm, việc lắp đặt thêm camera là không cần thiết bởi trước đó các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã lắp thiết bị giám sát hành trình theo Nghị định số 86 của Chính phủ từ năm 2014. Thiết bị này đã cung cấp đủ các thông tin về giờ xuất bến, tuyến, vận tốc…; đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý của cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng xe dù, bến cóc, xe chạy theo lộ trình nào. Tuy nhiên, còn chưa khai thác triệt để.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Yên Bái, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái, để quản lý lái xe, phụ xe, quyết định vẫn là doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện của mình khi lưu thông trên đường thì phải tuyên truyền, vận động, quản lý tốt đội ngũ nhân viên của mình. Việc lắp camera chỉ giúp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng xử lý vi phạm khi đã xảy ra. Tuy nhiên, nếu dự thảo được thông qua thì Công ty sẽ thực hiện đúng quy định, đồng thời Hiệp hội sẽ vận động các đơn vị vận tải chấp hành.

Hùng Cường

Các tin khác
Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục