Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa: Cần giải pháp đồng bộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2018 | 7:54:33 AM

YBĐT - So với lĩnh vực đường bộ, đường sắt thì tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa thời gian qua cơ bản bảo đảm, nhiều năm liền không xảy ra các vụ va chạm, tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, tiềm ẩn nguy cơ TNGT...

Lực lượng liên ngành kiểm tra phương tiện thủy nội địa trên hồ Thác Bà.
Lực lượng liên ngành kiểm tra phương tiện thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Theo ông Trần Xuân Quyết – Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành về lĩnh vực đường thủy. Qua kiểm tra 2 cảng bốc xếp hàng hóa, 65 bến hàng hóa, 16 bến khách trên sông Hồng, sông Chảy, hồ Thác Bà cho thấy, các bến đò, bến khách, người điều khiển phương tiện chở khách đã ý thức trong việc chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa; một số đơn vị, doanh nghiệp quản lý tốt hồ sơ phương tiện, hồ sơ người điều khiển phương tiện.
 
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tổ kiểm tra liên ngành đã lập biên bản, xử lý 54 trường hợp vi phạm. Ngoài ra, tổ đã kiểm tra 72 hồ sơ phương tiện thủy, phát hiện 11 phương tiện hết hạn đăng kiểm, 27 phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm.

Đánh giá của các lực lượng chức năng cho thấy, hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh chưa được quy hoạch nên phát sinh nhiều bến không có giấy phép hoạt động; chính quyền địa phương còn buông lỏng trong việc quản lý, giám sát đối với các bến khai thác cát, sỏi, bốc xếp hàng hóa dẫn đến tình trạng hầu hết các bến này không có giấy phép mở bến theo quy định, gây mất trật tự ATGT, an ninh trật tự và ảnh hưởng môi trường.
 
Các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra nhưng chưa xử lý kiên quyết và triệt để đối với các hành vi vi phạm; nhận thức của chủ thuyền, người lái còn hạn chế...
 
Bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn thừa nhận một số quy định của pháp luật về TTATGT đường thủy còn gây khó khăn cho việc chấp pháp của các tổ chức, cá nhân, như việc quy định chuyển đổi mục đích đất ở, đất vườn tạp, đất thuê của UBND các xã sang đất kinh doanh để cấp phép mở bến; quy định phê duyệt hồ sơ thiết kế của các phương tiện thủy; không có cơ quan đăng kiểm phương tiện thủy thường trực thường xuyên tại tỉnh Yên Bái.
 
Ngoài ra, do địa hình sông nước, không có nơi tạm giữ phương tiện nên nhiều lỗi vi phạm chưa xử lý kiên quyết, triệt để; phương tiện của các hộ gia đình quản lý chưa tốt, hồ sơ phương tiện bị thất lạc... cũng là những tồn tại cần khắc phục trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.

Có thể nói, tình hình TTATGT đường thủy đã, đang có chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, nếu không giải quyết kịp thời những bất cập trên thì nguy cơ xảy ra tai nạn và thương vong về người, tài sản là rất lớn. Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát thì các cấp, ngành cần phối hợp, tổ chức đồng bộ các giải pháp. Theo đó, Sở Giao thông - Vận tải cần xem xét lại quy định đất dùng để xây dựng bến thủy nội địa, bến khách ngang sông phải chuyển đổi sang đất giao thông mục đích kinh doanh.
 
Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cần bố trí đăng kiểm viên thường trú tại tỉnh Yên Bái để hướng dẫn thủ tục và thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện thủy cho các đơn vị, cá nhân có phương tiện thủy đang hoạt động trên địa bàn; đồng thời, xem xét lại mức lệ phí đăng kiểm phương tiện thủy đối với các tỉnh miền núi. Ngoài ra, các ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương có hoạt động đường thủy nội địa tăng cường quản lý bến thủy nội địa đã được cấp phép và không để phát sinh các bến thủy nội địa không phép trên địa bàn quản lý.

Hùng Cường

Các tin khác
Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục