Đề xuất hơn 7.300 tỷ đồng xoá hơn 4.100 lối đi tự mở qua đường sắt

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2019 | 2:52:37 PM

Ngày 16-5, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đã hoàn thành, dự kiến trình Chính phủ xem xét Đề án bảo đảm hành lang, xử lý hơn 4.100 lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia với nguồn vốn thực hiện hơn 7.300 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, trên các tuyến đường sắt quốc gia, hiện có tới 4.100 lối đi tự mở và 1.514 đường ngang các loại. Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang chiếm gần 60% tổng số vụ TNGT đường sắt.

Ngoài ra, trên hệ thống đường sắt vẫn còn tồn tại hơn 13 nghìn vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt và gần 1.600 vị trí tiềm ẩn nguy cơ TNGT đường sắt cần được giải tỏa.

Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, Bộ GTVT vừa hoàn thành Đề án bảo đảm hành lang, xử lý lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia, đề xuất vốn thực hiện lên tới hơn 7.300 tỷ đồng... và đang hoàn tất các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2020 và năm 2020-2025 cùng nhiều nhóm giải pháp cụ thể như tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông đường sắt, giải tỏa vi phạm hành lang, cắm mốc giới đất đường sắt, xây dựng hàng rào, đường gom xóa lối đi tự mở, thu hẹp lối đi tự mở,...

Đề án đặt mục tiêu xây dựng hơn 675 km đường gom và hàng rào ngăn; xây dựng mới 305 đường ngang; xây dựng 149 hầm chui; hai cầu đường bộ vượt đường sắt (thuộc quy hoạch phát triển giao thông của TP Hà Nội và tỉnh Nghệ An).

Về kế hoạch huy động nguồn vốn, Đề án cũng xác định cụ thể nguồn kinh phí và bố trí vốn thực hiện bao gồm Ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội.

Đề cập đến nguồn vốn, Bộ GTVT cũng khái toán thực hiện xử lý các vị trí lối đi tự mở và hành lang đường sắt, cần tới hơn 7.365 tỷ đồng, kinh phí thực hiện xử lý lối đi tự mở hơn 6.669 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 là 2.312 tỷ đồng và giai đoạn 2020-2025 hơn 4.357 tỷ đồng.

Với nguồn kinh phí được cấp đầy đủ, Bộ GTVT đưa mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở vào năm 2025, thay vào đó là hệ thống đường gom dân sinh và hầm chui, cầu vượt và các đường ngang đạt chuẩn.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Quy định mới về thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô. Ảnh tư liệu, minh họa

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục